Các tiêu chí cần biết khi kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời

Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời với mục tiêu là tiết kiệm được chi phí cũng như chủ động được nguồn điện sử dụng. Bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh tấm pin năng lượng chúng ta còn phải chú ý đến việc kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời để đảm bảo được công suất hoạt động vẫn ổn theo thời gian. Vậy kiểm tra hiệu suất bằng cách nào ? Bạn đọc theo dõi tiếp nhé!

Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời qua các thông tin trên tấm pin. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hàng bán tấm pin năng lượng mặt trời do các nhà sản xuất chủ yếu đến từ nước ngoài làm ra và được nhập khẩu vào Việt Nam. Trên các tấm pin đều có thông số chuẩn của tấm pin đó, việc của bạn là đọc hiểu được giá trị của tấm pin mình đang sở hữu gồm có những thông số nào để dựa vào đó ta mới có căn cứ để kiểm tra đánh giá được năng suất thực tế của tấm pin khi sử dụng. 

Những thương hiệu nổi tiếng thường gặp đó là: 

* AE SOLAR

* Canadian Solar 

* Q.CELL

* JinKo Solar

* JA SOLAR

* LG Solar 

Cac-thuong-hieu-pin-nang-luong-mat-troi
Các thương hiệu nổi tiếng với các tấm pin mặt trời

Ý nghĩa những thông số đó cần quan tâm.

1. Điện áp hở mạch – Open Circuit Voltage (Voc)

Thông số này thể hiện hiệu điện thế cực đại khi tấm pin nhận được lượng chiếu sáng nhiều nhất trong ngày. Nhờ vào thông số này ta có thể xác định được điện áp tối đa của tấm pin khi kết nối với inverter hay điều khiển sạc.

2. Dòng điện ngắn mạch – Short Circuit Current (Isc)

Dòng điện được sinh ra khi kết nối với các đầu âm, dương của tấm pin. Được đo bằng ampe kế . Con số này thể hiện dòng điện lớn nhất có thể tạo ra trong tấm pin khi ở điều kiện tiêu chuẩn.

3. Điểm công suất cực đại – – Maximum Power Point (Pmax)

Con số này thể hiện công suất cực đại của tâm ôn trong điều kiện tiêu chuẩn.

4. Điện áp công suất cực đại -– Maximum Power Point Voltage (Vmpp)

Thông số thể hiện điện áp mà tại đó công suất đầu ra lớn nhất. Ta xem được thông số này khi hệ thống pin được kết nối vào MPPT tại điều kiện chuẩn.

5. Dòng điện tại công suất cực đại- Maximum Power Point Current (Impp)

Chỉ số thể hiện công suất đầu ra lớn nhất của tấm pin. Đây là chỉ số thực tế mà mình có thể thấy được khi kết nối thiết bị MPPT với tấm pin mặt trời.

Vr.Solar liệt kê một số thông số cơ bản để bạn có thể quan tâm hiểu được chúng và kiểm tra thông qua máy đo điện năng chuyên dụng.

Sử dụng máy đo điện năng chuyên dụng để kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời

Máy đo điện năng cho hệ thống điện mặt trời có rất nhiều hãng sử dụng. Tùy theo nhu cầu cũng như quan điểm cảm nhận của mỗi người khác nhau nên ta có thể lựa chọn mua máy theo các tiêu chí khác. Tuy nhiên, tất cả các dòng máy đều có một tính năng tối thiểu là đo và kiểm tra được các thông số trên tấm pin hay điện áp bên ngoài.

Các dòng máy thường được dùng nhiều hiện nay là : Hioki, Seaward, …

 Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời
Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời bằng máy đo dòng điện 1 chiều.

 

 Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời
Máy Hioki được sử dụng phổ biến

Cách kiểm tra kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời 

Để kiểm tra hiệu suất điện năng trên tấm pin có chính xác hay không ta nhờ dụng cụ đo điện chuyên dụng để biết được chính xác. 

Lưu ý: Nên để tấm pin mặt trời tại nơi nhân được nhiều ánh sáng nhất trong ngày và nên đo ở khoảng thời gian là 10-12h trưa để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Kiểm tra thông số Voc 

Trước tiên bạn phải chỉnh máy ở chế độ đo thông số Voc. Sau đó bạn hãy  kết nối cực âm và dương của tấm pin mặt trời với máy đo và tiến hành đo. Lúc này trên máy sẽ nhảy số liệu thực tế của tấm pin đang được chiếu sáng. 

Thường trên thực tế thì hiệu năng đo được sẽ cao hơn mức trên thông số cho phép từ 1 đến 2v. Nếu số đo có thể thấp hơn thì cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nơi cần được chiếu sáng.

Kiểm tra dòng ngắn mạch của tấm pin (Isc)

Chuyển máy sang chế độ đo dòng điện ngắn mạch. Ta tiến hành cắm mối nối chính của tấm pin và dùng kẹp dòng dẹp đúng theo hướng của mối nối để kiểm tra. Nếu con số thể hiện đúng với những gì được ghi chú rõ ở phần thông tin tấm pin thì ta có thể an tâm sử dụng.

Những bước phụ kiểm tra hệ thống điện mặt trời

Các con số thu được không đúng như những gì ghi chú ta có thể tiến hành kiểm tra những bước sau:

Kiểm tra hộp nối bên dưới tấm pin: các dây dẫn điện trên bề mặt pin đều được dẫn và tập trung tại hộp nối này. Việc cần làm của bạn là kiểm tra các mối nối diot có bị hư hay hỏng không để có thể thay thế sửa chữa.

Kiểm tra dây nối nguồn: Sau khi kiểm tra hộp nối các diode mà vẫn không có vấn đề nào xảy ra bạn tiếp tục kiểm tra đến các dây nối với nguồn chính. Thường do để quá lâu ngày sẽ bị chuột gặm hay đứt vỏ dẫn đến tình trạng thất thoát ra ngoài. 

Kiểm tra đồng hồ đo điện:  Thường xuyên vệ sinh định kỳ các hộp đồng hồ đo điện để đảm bảo được độ chính xác khi đo và dễ dàng theo dõi hiệu suất dòng điện. Nếu đồng hồ không thể hiện đúng chỉ số như ban đầu thì có thể vấn đề nằm ngay tại đây. Bạn có thể liên hệ đến dịch vụ lắp đặt để họ bảo dưỡng kịp thời.

 Kiểm tra hiệu suất hệ thống điện mặt trời rất cần thiết để có thể theo dõi được tình trạng của các tấm pin, năng suất giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn và đưa ra các biền pháp khắc khục tức thời tránh để gây ảnh hưởng xấu toàn bộ hệ thống.