Bài viết dưới đây, VR Energy sẽ cập nhật chi tiết bảng báo giá điện năng lượng điện mặt trời cho doanh nghiệp và hộ gia đình để các bạn quan tâm có thể nắm rõ. Chắc chắn những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ rất hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu về điện năng lượng mặt trời.
Phương pháp dự toán phí lắp đặt điện năng lượng điện mặt trời
Theo các chuyên gia của VR Energy, sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi bạn dự toán phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình. Lưu ý, trước khi dự toán, bạn nên kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện mỗi tháng mà gia đình bạn thanh toán hàng tháng.

Đối với trường hợp số tiền dưới 1 triệu đồng/tháng
Nếu số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả dưới 1 triệu đồng thì lợi ích kinh tế khi lắp điện mặt trời cực kỳ thấp. Thời gian thu hồi vốn lắp đặt điện năng lượng mặt trời khá lâu. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc kỹ việc nên hay không nên lắp đặt điện mặt trời. Trường hợp bạn vẫn muốn lắp đặt, nên cân nhắc hệ thống công suất đạt 3kWp.
Đối với trường hợp số tiền điện hàng tháng trên 1 triệu đồng
Với trường hợp số tiền điện trung bình hàng tháng trên 1 triệu đồng, bạn hãy cân nhắc thật kỹ việc lắp đặt hệ thống có công suất dao động từ 3 đến 10 kWp. Đối với mức đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời này, sẽ dao động từ 15 đến 16 triệu đồng/kWp. Bạn có thể áp dụng theo công thức lấy công suất hoạt động nhân với suất đầu tư. Ví dụ, hệ thống có 3kWp, chi phí đầu tư từ 45 đến 48 triệu đồng. BẠN HÃY LẤY 3X15 và 3X16.
Cập nhật mới nhất bảng giá điện năng lượng mặt trời
Dưới đây, VR Energy sẽ cập nhật bảng giá điện năng lượng mặt trời hộ gia đình và doanh nghiệp mới nhất 2022 để các bạn được nắm rõ:
Đối với điện năng lượng điện mặt trời hộ gia đình
- Công suất đạt 3 kWp, số tấm pin 7 và điện tạo ra 360 kWh: Mức giá dao động từ 45 đến 48 triệu đồng.
- Công suất đạt 3 kWp, số tấm pin 12 và điện tạo ra 600 kWh: Mức giá dao động từ 75 đến 80 triệu đồng.
- Công suất đạt 10 kWp, số tấm pin 23 và điện tạo ra 1.200 kWh: Mức giá dao động từ 150 đến 160 triệu đồng.
-
Bảng giá điện năng lượng điện mặt trời doanh nghiệp
- Đối với hệ thống có công suất trên 10kWp: Mức giá dao động từ 15 đến 16 triệu đồng/kWp.
- Đối với hệ thống có công suất trên 100 kWp: Mức giá dao động từ 14 đến 15 triệu đồng/kWp.
- Đối với hệ thống có công suất trên 300 kWp: Mức giá dao động từ 13 đến 14 triệu đồng/kWp.
- Đối với hệ thống trên 1MWp: Mức giá dao động từ 12 đến 13 triệu đồng/kWp.

Các thành phần tạo thành hệ thống giá điện năng lượng điện mặt trời
Khi xác định lắp đặt điện năng lượng mặt trời, bạn cần xác định rõ các thành phần cấu thành sau:
- Đối với tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu Canadian Solar: Chiếm tỷ lệ khoảng 60%/tổng chi phí.
- Đối với bộ hòa lưới thương hiệu Sungrow, SMA, INVT: Chiếm tỷ lệ khoảng 20%/tổng chi phí.
- Đối với tủ điện DC, Junction box, AC và phụ kiện khác: Chiếm tỷ lệ khoảng 5%/tổng chi phí.
- Đối với thi công và lắp đặt: Chiếm khoảng 5%/tổng chi phí.
- Đối với khảo sát và thiết kế: Miễn phí.
- Đối với dịch vụ bảo hành và hậu mãi: Miễn phí.
- Đối với khung giàn giá đỡ: Chiếm tỷ lệ khoảng 10%/tổng chi phí.
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về điện năng lượng điện mặt trời
Dưới đây, VR Energy sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp của khách hàng khi tìm hiểu về điện năng lượng mặt trời.
Bán điện năng lượng mặt trời được hay không?
Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tạm ngừng hòa lưới và mưa điện năng lượng mặt trời lắp đặt mới. Lý do chính là hệ thống truyền và tải điện của Điện lực Việt Nam không thể đáp ứng được tổng số lượng điện năng lượng mặt trời phát lên lưới điện quốc gia. Dự kiến trong thời gian tới, chúng ta sẽ đợi các cơ quan các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế mới cho giá điện năng lượng mặt trời khi cơ chế giá ưu đãi hết hạn.
Đối với dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà hòa lưới vận hành thương mại vào ngày trước 31/12/2020. Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ tiến hành mua điện với bản hợp đồng lên đến 20 năm. Đồng thời phải tiến hành cắt giảm sản lượng dao động từ 1 đến 4 ngày/tháng.

Hệ thống điện hòa lưới vận hành như thế nào?
Thực tế, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được gắn lên phần mái nhà và chuyển hóa quang năng thành dòng điện năng một chiều. Dòng điện DC sẽ đi đến bộ hòa lưới, sau đó sẽ được chỉnh lưu và biến đổi áp để trở thành nguồn điện xoay chiều. Điện năng đầu ra hệ thống năng lượng mặt trời thường được kết nối trực tiếp vào tụ điểm hòa lưới, sau đó chúng sẽ hoạt động đồng bộ với hệ thống điện lưới để cung cấp điện cho toàn tải.
Khi bị mất điện, hệ thống có hoạt động?
Xét về mặt kỹ thuật, khi lưới điện năng cụp, hệ thống sẽ không thể thực hiện đo những thông số từ điện lưới. Từ đó, chúng sẽ tự động ngừng hoạt động. Đối với cơ sở hạ tầng điện, điện lưới cúp tại các thành phố hạn chế nên chúng không gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư hệ thống. Đối với trường hợp muốn có điện dùng khi mất điện hoặc dùng vào buổi tối, bạn nên tham khảo điện năng lượng mặt trời Hybrid.
Có đủ điện dùng trong những ngày mây mù và mưa
Thường vào những ngày mây mưa, hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn hoạt động liên tục. Tuy nhiên, điện mặt trời sẽ giảm theo cường độ ánh sáng mặt trời. Thời điểm này, điện lưới sẽ được tự động hòa vào nhằm bổ sung lượng điện còn thiếu. Đảm bảo cung cấp cho hệ thống tải liên tục và ổn định. Từ việc sinh hoạt đến sản xuất đều đảm bảo không bị ảnh hưởng trong mọi điều kiện thời tiết.
Hy vọng với những chia sẻ trên của VR Energy sẽ giúp các bạn nắm rõ đặc điểm nổi bật của điện năng lượng điện mặt trời.