Chắc hẳn chúng ta đã khá quen thuộc với điện mặt trời. Hoặc ít nhiều gì chúng ta vẫn có thể liên tưởng đến nó ngay khi được nhắc đến.
Và hiện tại báo đài cũng đang nhắc đến điện mặt trời rất nhiều. Vậy điện mặt trời là gì? Lắp điện mặt trời để làm gì?
Ở đây VREnergy sẽ không chỉ giới thiệu về định nghĩa và các mô hình lắp đặt. Mà chúng tôi còn đề cập đến những úng dụng và kết quả điện mặt trời mang lại mà bạn chưa bao giờ ngờ tới!
Điện Mặt Trời là gì?
Điện Mặt Trời (Tiếng Anh gọi là Photovoltaics – PV) là loại điện năng sử dụng năng lượng biến đổi từ bức xạ Mặt Trời sang thành điện năng thông qua Pin năng lượng mặt trời.
Hệ thống điện Mặt trời hiện nay gồm 2 nhóm hệ thống chính:
- Hệ thống độc lập
- Hệ thống hòa lưới
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 nhóm này:
2 nhóm hệ thống điện năng lượng mặt trời
#1 HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI
Điện Mặt Trời hòa (nối) lưới là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia, gồm có 2 loại: Không dự trữ và có dự trữ.
Mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng phù hợp theo từng nhu cầu và mục đích của người sử dụng.
Thế nên, các bạn có thể chọn cho mình một giải pháp phù hợp nhất và đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đảm bảo ổn định
- Tiết kiệm chi phí
- Tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư
1. Hệ thống điện hòa lưới không dự trữ

Cấu tạo của hệ thống hòa lưới không dự trữ
- Các tấm pin năng lượng Mặt Trời (Solar panel)
- Bộ chuyển đổi điện DC – AC Inverter nối lưới
- Đồng hồ đổi điện 2 chiều
Với đặc tính của đồng hồ điện lực 2 chiều, nhà nước có thể mua lại số điện dư không sử dụng của bạn.
Nguyên lý hoạt động
Năng lượng Mặt Trời được hấp thụ trực tiếp qua các tấm pin và tạo ra dòng điện một chiều DC. Sau đó thông qua bộ chuyển đổi hòa lưới (DC/AC Inverter On Grid), dòng điện được chuyển đổi thành điện xoay chiều AC, cùng pha, cùng tần số với lưới điện quốc gia.
Nên sử dụng hệ thống hòa lưới không lưu trữ khi:
- Muốn tối ưu chi phí đầu tư ban đầu
- Nơi có lưới điện quốc gia phủ sóng
- Nhu cầu sử dụng điện thường trực
Tham khảo thêm về: Điện mặt trời lưu trữ
Hiện tại, Nhà nước đang rất khuyến khích phát triển mạnh điện mặt trời áp mái cho Hộ gia đình, Doanh nghiệp…
2. Hệ thống điện hòa lưới có dự trữ

Cấu tạo của hệ thống hòa lưới có dự trữ
- Các tấm pin năng lượng Mặt Trời (Solar panel)
- Bộ chuyển đổi điện DC – AC Inverter hòa lưới
- Hệ thống ắc quy lưu trữ
- Đồng hồ điện 2 chiều
Nguyên lý hoạt động
Điện thu được từ các tấm Pin hòa lưới sẽ được nạp đầy cho hệ thống Ắc quy.
Hệ thống sẽ luôn kiểm tra tình trạng ắc quy để đảm bảo ắc quy luôn đầy điện. Sau khi ắc quy được nạp đầy, dòng điện sẽ chuyển qua nối lưới giúp giảm lượng điện tiêu thụ.
Nên sử dụng hệ thống hòa lưới có dự trữ khi:
- Nhu cầu sử dụng điện vào ban đêm
- Phòng tránh điện lưới bị cúp
Ứng dụng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng. Và tương ứng với ưu điểm đó chính là giá thành lắp đặt cao.
Tùy vào nhu cầu sử dụng, chúng ta sẽ cân đối giải pháp lắp đặt phù hợp để đạt hiệu quả cao.
#2 HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ĐỘC LẬP

Hệ thống điện mặt trời độc lập là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra dòng điện. Dòng điện này tự hoạt động để cung cấp cho các thiết bị sinh hoạt mà không cần kết nối với hệ thống điện hòa lưới.
Cấu tạo của hệ thống điện Mặt Trời độc lập
- Các tấm pin năng lượng Mặt Trời (Solar panel PV).
- Hệ thống lưu trữ ắc quy.
- Bộ điều khiển sạc.
- Bộ chuyển đổi điện áp DC – AC (Inverter).
Nguyên lý hoạt động
Các tấm Pin năng lượng mặt trời có nhiệm vụ hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Và chuyển thành dòng điện một chiều (DC).
Dòng điện DC này được nạp vào hệ thống lưu trữ (ắc quy) thông qua bộ điều khiển sạc.
Cuối cùng thông qua bộ chuyển đổi điện áp DC – AC (Inverter).
Nên sử dụng hệ thống điện mặt trời độc lập khi:
Hệ thống độc lập đặc biệt lưu trữ trong ắc quy và không hòa vào lưới điện quốc gia.
Hệ thống này thích hợp cho các hộ gia đình vùng sâu vùng xa, khó khăn trong việc lắp đặt điện lưới.
Các bộ phận trong hệ thống điện mặt trời
Như đã đề cập ở trên. Chúng ta có 2 nhóm hệ thống lắp đặt. Mỗi nhóm lại có bộ phân đặc trưng riêng.
Thế nên ở đây VR Energy sẽ chỉ kể tên các bộ phận ấy!
#1 Pin năng lượng mặt trời (Solar Panel)
Đóng vai trò chính trong hệ thống điện mặt trời. Solar Panel là nơi tiếp nhận bức xạ mặt trời và sản sinh điện năng ban đầu cho hệ thống hoạt động.
#2 Bộ biến tần (Inverter)
Điện năng được tạo ra từ các Solar Panel là dòng điện DC. Và bộ biến tần sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện DC thành AC để tương thích với hệ thống điện lưới để sử dụng.
#3 Acquy
Đây là bộ phận lưu trữ điện năng để sử dụng. Và Acquy sẽ cung cấp nguồn điện với công suất ổn định cho các thiết bị điện.
#4 Khung giá lắp pin năng lượng
Bộ phận nâng đỡ và cố định hệ thống điện mặt trời. Hệ khung được thiết kế chắc chắn để chịu được lực nặng và lực tác động của gió.
#5 Dây điện nối các tấm pin năng lượng
Hệ thống dây điện kết nối giữa các bộ phận trong hệ thống lại với nhau. Và các dây dẫn điện này phải có cường độ lớn, chịu nhiệt độ cao và tia cực tím.
2 Kiểu mắc dây chúng ta thường sử dụng:
- Nối tiếp
- Song song
#6 Các cầu chì và cầu dao
Đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ mạch điện hệ thống, tránh hư hỏng các thiết bị trong đó.
Giúp cô lập và tự động ngắt các thiết bị khi xảy ra sự cố.
#7 Bảo vệ sự cố chạm mát
Bảo vệ sự cố chạm mát sẽ bảo đảm nếu sẽ xảy ra sự cố ngắn mạch.
Điều này sẽ giảm nguy cơ xảy ra sự cố ở các thiết bị khác, tránh rủi ro điện giật.
Quy trình cơ bản của lắp đặt điện mặt trời
Hoàn thành dự án điện mặt trời bao gồm nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Và phụ thuộc quy mô nhỏ hay lớn. Điều này dễ gây bối rối cho mọi người tìm hiểu. Vì vậy VR Energy xin tổng kết lại quy trình cơ bản một cách trực quan. Cụ thể là:
Bước 1: Phạm vi dự án
Bước 2: Tính toán nhu cầu năng lượng cần sử dụng
Bước 3: Tính toán năng lượng mặt trời khả dụng
Bước 4: Nghiên cứu địa điểm lắp đặt hệ thống
Bước 5: Xác định quy mô, công suất cho hệ thống điện mặt trời
Bước 6: Chọn các sản phẩm, thiết bị phù hợp và tính toán tổng giá thành
Bước 7: Xây dựng bản thiết kế chi tiết
Bước 8: Tiến hành thi công, lắp đặt
Bước 9: Giám sát và bảo dưỡng hệ thống
Nếu bạn biết cách VR Energy triển khai một dự án điện mặt trời hiệu quả như thế nào thì xem tại đây
Mục tiêu của giải pháp điện năng lượng mặt trời
3 yếu tố quan trọng nhất của điện mặt trời, quyết định xu hướng ngành năng lượng tương lai là:
- Nguồn điện vô tận
- Giải pháp tiết kiệm ưu việt
- Lợi ích cho môi trường và sức khỏe con người
Nhìn chung, điện mặt trời không chỉ giúp bạn:
- Tối ưu tài chính trong việc sử dụng điện hiệu quả
- Là giải pháp mang tính khoa học và nâng cao chất lượng cuộc sống
Để cuối cùng, mục tiêu của điện mặt trời chính là:
Chủ động được nguồn điện năng cho gia đình, doanh nghiệp và nhà nước.
Để hiểu rõ hơn điện mặt trời là gì – Giải pháp tối ưu nguồn điện sạch cho mọi người
5 Lợi ích của điện mặt trời

Việc sử dụng năng lượng Mặt Trời mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của một đất nước.
Chúng ta bắt đầu điểm qua những lợi ích mà Điện Mặt Trời mang lại
#1 Tiết kiệm chi phí
Việc sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời không chỉ giúp bạn giảm hóa đơn tiền điện. Mà còn tăng thêm tài chính từ khoản điện dư bán cho EVN.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất.
Nhất là vào thời điểm mùa hè, giá điện thường tăng đột biến từ 30%-60%, việc sử dụng năng lượng tự nhiên này sẽ giúp bạn tiết kiệm gần tháng 2 hóa đơn điện tiêu thụ.
#2 Sản xuất năng lượng khổng lồ đáp ứng nhu cầu cao
Nhu cầu năng lượng trong khoảng thời gian 11:00 – 16:00 và ban đêm. Đây là những thời điểm sử dụng điện cao nhất trong ngày. Đỉnh điểm là vào mùa hè, vì thế cần một nguồn cung điện năng vô cùng lớn.
Tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn. Theo bảng số liệu bức xạ bức xạ mặt trời Việt Nam, trung bình cường độ bức xạ mặt trời là 4,6kWh/m2/ngày. Đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng điện mặt trời.
Thêm vào đó, đây là nguồn cung năng lượng bền vững và vô tận, thích hợp để sử dụng lâu dài và thay thế dần các nguồn năng lượng không tái tạo.
#3 Năng lượng Mặt Trời phủ sóng khắp mọi nơi
Trước đây việc kéo điện lưới về các vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Hiện này vẫn còn một số hộ dân ở nông thôn chưa có điện. Điện mặt trời có thể phủ sóng mọi nơi vô cùng hữu ích.
Ở đâu có ánh nắng mặt trời, ở đó có điện năng. Năng lượng này sẽ tiếp cận được các hộ dân không thể bắt điện lưới do ở quá xa khu vực đường điện, giúp các gia đình có điện phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
#4 Giảm tác động đến môi trường
Năng lượng Mặt Trời có tác động ít nhất đến môi trường. Thậm chí không đáng kể so với các nguồn năng lượng hiện nay:
- không thải ra khí độc thải gây hiệu ứng nhà kính
- không làm ảnh hưởng đến môi trường nước
Theo xu hướng phát triển, năng lượng mặt trời là lĩnh vực hứa hẹn nhất. Có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu truyền thống.
Do đó, nó đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường.
Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy điện mặt trời về cơ bản không phát thải các loại khí độc hại vào khí quyển. Ngay cả khi có phát thải một lượng nhỏ thì nếu so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống, lượng khí này là không đáng kể.
Trên thực tế, việc sản xuất năng lượng điện mặt trời không sử dụng các loại động cơ như trong máy phát điện. Vì vậy việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.
#5 Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp
Chuyển sang sử dụng pin mặt trời, các hộ gia đình sẽ có được một khoản tiết kiệm đáng kể trong ngân sách chi tiêu.
Việc duy trì hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời cho hộ gia đình đòi hỏi chi phí rất thấp – trong 1 năm, bạn chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm pin năng lượng mặt trời và chúng luôn được các nhà sản xuất bảo hành trong khoảng thời gian lên tới 20-25 năm.
Lắp đặt hệ thống tại vị trí thích hợp sẽ tối ưu hóa lợi ích, tùy vào nhu cầu mỗi hộ gia đình có thể chọn nơi lắp đặt mái nhà hay sân vườn.
Đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái là một bài toán tài chính lâu dài nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định!
Đối với doanh nghiệp, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời như là một kênh đầu tư hiệu quả.
Vừa không lo về nguồn cung khi sản xuất cao điểm, vừa có thể tiết kiệm chi phí điện khá lớn. Đặc biệt, luôn chủ động tốt khi mở rộng kinh doanh gia tăng thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Kết luận
Bây giờ, bạn đã hoàn toàn trả lời được câu hỏi Điện mặt trời là gì? Có nên lắp đặt điện mặt trời?
Hay đơn giản hơn là: Tối ưu nguồn doanh thu cho doanh nghiệp từ hệ thống sản xuất năng lượng điện mặt trời.
Hãy để VREnergy đồng hành cùng bước đi đầu tiên trong việc lựa chọn các trang thiết bị giải pháp điện mặt trời cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi đáp ứng được những tiêu chí mà các doanh nghiệp cần, quan trọng hơn thế chính là niềm tin về thương hiệu mà tập thể VREnergy đã xây dựng:
- 3 năm kinh nghiệm trong ngành điện mặt trời.
- 20+ thương hiệu sản phẩm điện mặt trời được toàn cầu tin dùng do chúng tôi phân phối.
- 22MW tổng công suất mà chúng tôi đã lắp đặt trong suốt thời gian qua.