Danh mục

Điện mặt trời nổi là gì Ưu và nhược điểm

he-thong-dien-mat-troi-noi

Điện mặt trời nổi là gì? Ưu nhược điểm như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. VR Solar sẽ đem đến bạn những thông tin hữu ích nhất.

Điện mặt trời nổi là gì?

Được biết tới như là một xu hướng mới của ngành công nghiệp năng lượng, điện mặt trời nổi (Floating Solar System) gồm có hệ thống tấm pin quang điện (Solar Panel) được lắp cố định vào cấu trúc nổi trên nước. Địa điểm lý tưởng cho những dự án như thế này là ở các vùng nước tĩnh lặng như hồ hay đập nhân tạo.

dien-mat-troi-noi
Điện mặt trời nổi là một xu hướng mới của ngành công nghiệp năng lượng

Trong những năm gần đây, các nước như Israel, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc… đều đã và đang phát triển những dự án điện mặt trời nổi đầu tiên.

Ưu điểm của điện mặt trời nổi

Điện mặt trời nổi đang trở thành giải pháp được phát triển rộng rãi vì có những ưu điểm sau:

Không yêu cầu quỹ đất rộng lớn

Ưu điểm đầu tiển của điện mặt trời nổi là tiết kiệm nguồn tài nguyên đất quý giá. Trong khi để có thể xây dựng một nhà máy điện mặt trời truyền thống với sản lượng 1GW (1GW=1.000 MW) cần diện tích chúng ta phải tiêu tốn mặt bằng lên tới khoảng 1.300ha (1,3 triệu m2), thì hệ thống điện mặt trời nổi lại có khả năng khai thác không gian trống của những công trình sẵn có chẳng hạn như đập thủy điện, hồ xử lý nước thải…

he-thong-dien-mat-troi-noi
Hệ thống này không yêu cầu quỹ đất rộng lớn

Tăng hiệu suất phát điện

Điện mặt trời nổi được đánh giá là có hiệu suất phát điện cao hơn vì được hơi nước làm mát. Bên cạnh đó, chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng vì thế mà giảm đáng kể. Đồng thời, khối nước bên dưới các tấm pin sẽ làm mát thiết bị nổi phía trên, giúp tăng 15-20% sản lượng điện dù phải liên tục hoạt động dưới nhiệt độ cao.

dien-mat-troi-noi-duoc-danh-gia-cao
Điện mặt trời nổi được đánh giá là có hiệu suất phát điện cao

Góp phần bảo vệ nguồn nước

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Năng lượng mặt trời tại Singapore (SERIS) cho thấy những cấu trúc pin mặt trời nổi giúp giảm đến 70% lượng nước bốc hơi, nhờ đó hạn chế lưu thông không khí và ánh nắng chiếu xuống mặt nước. Đó cũng là một ưu điểm quan trọng, vô cùng hữu ích ở các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán. Hơn nữa, bóng râm che phủ sẽ giúp ngăn sự phát triển của tảo nở hoa và gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, từ đó hạn chế phát sinh các khoản chi phí cải tạo. 

Nhược điểm của điện mặt trời nổi

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì điện mặt trời nổi cũng có các nhược điểm như sau:

Chi phí vận hành cao

Giá thành triển khai của hệ thống điện mặt trời nổi là rào cản lớn nhất đối với những quốc gia đang phát triển. Công nghệ mới đòi hỏi những thiết bị chuyên dụng và có đội ngũ kỹ sư chuyên trách.

chi-phi-van-hanh-he-thong-dien-mat-troi
Chi phí vận hành của hệ thống này tương đối cao

Chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên

Hệ thống điện mặt trời nổi thường bị di chuyển theo sóng và gió mạnh nên cần phải có khả năng chịu đựng được lực tác động của thiên nhiên. Trên thực tế hầu hết những nhà sản xuất tấm pin mặt trời vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo những sản phẩm của họ có thể chống ăn mòn từ nước mặn hay sương muối.

Chỉ phù hợp lắp đặt với quy mô lớn

Nhà đầu tư vào hệ thống điện mặt trời nổi thường triển khai dự án ở vùng nước rộng lớn, với việc lắp đặt số lượng lớn tấm pin mặt trời (so với hệ thống năng lượng mặt trời dân dụng thường chỉ khoảng 20 tấm pin). Vì vậy, việc triển khai hệ thống điện mặt trời nổi quy mô nhỏ gần như bất khả thi.

dien-mat-troi-noi-quy-mo-nho
Việc triển khai hệ thống điện mặt trời nổi quy mô nhỏ gần như bất khả thi

Tiềm năng điện mặt trời nổi ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có mật độ dân số tương đối cao, trung bình là 274 người/km2, gấp 5,2 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới và cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Với tỷ lệ thủy điện hiện nay chiếm khoảng 40% trong tổng công suất phát điện, Việt Nam đang có một hệ thống đập thủy điện rất lớn. Hơn nữa, là một nước nông nghiệp, nước ta còn có hệ thống nhiều hồ đập thủy lợi phân bố khắp nơi trên lãnh thổ. Hệ thống hồ đập thủy điện và thủy lợi này cùng với tình trạng gia tăng dân số tạo cho Việt Nam một tiềm năng rất lớn về việc phát triển hệ nguồn điện mặt trời nổi. Ngoài ra, nước ta có lãnh thổ mặt biển rộng lớn với bờ biển dài trên 3.400 km. Với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lý như thế nên tiềm năng phát triển điện mặt trời nổi ở đất nước ta là rất lớn.

Đầu năm 2017, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DHD) khảo sát, nghiên cứu và đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên tại Việt Nam tại hồ Đa Mi, huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Với công suất 47,5 MWp, sản lượng điện khoảng 70 triệu kWph/năm. Theo kế hoạch thì dự án mới đây đã được hòa lưới thành công.

VR Solar tự hào mang tới những sản phẩm chất lượng được sản xuất bằng vật liệu hợp kim nhôm chất lượng cao, đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm, đồng thời vật liệu bền, nhẹ rất dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, tiết kiệm được chi phí một cách tối đa cho khách hàng. Để được tư vấn cụ thể về những sản phẩm của hệ thống năng lượng mặt trời quý khách hàng vui lòng liên hệ VR Solar ngay hôm nay.