Vấn đề giá điện tăng liên tục là điều khỏi bàn cãi….
Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện thì luôn có…
… Vì vậy nhiều anh, chị em nghe đến điện mặt trời là một giải pháp tiết kiệm hiệu quả. Thế nên cũng “tò mò” tìm hiểu.
Nhưng chi phí thế nào? Đầu tư thế nào cho đúng?
Thế nên bài viết này VR Energy chia sẻ và hướng dẫn sử dụng điện mặt trời nhất.
Đặt vấn đề: Điện mặt trời có đáng đầu tư
Cuộc chiến “dài hạn” khi giá điện tăng mỗi năm

Trước tiên nên trả lời cho câu hỏi: Điện mặt trời có đáng để đầu tư hay không?
Bản thân điện mặt trời vừa là giải pháp, vừa là sự đầu tư.
Và giải pháp đầu tư này là một chiến lược dài hạn.
Nếu mỗi tháng hóa đơn điện bạn chỉ dưới mức 200 – 300 kWh thì tạm thời có thể chưa nghĩ tới.
Nhưng bắt đầu tư con số 400 kWh thì bạn nên suy nghĩ về nó.
Điển hình là tình trạng giá điện tăng đột biến vào 20/03/2019 khi công ty điện lực tăng giá 8,36%. Các hộ gia đình sử dụng điện ở mức vượt ngưỡng 400 kWh phải thanh toán hóa đơn cao lên đến 30 – 70%.
Nên lắp đặt khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao
Đầu tư hệ thống điện mặt trời là giải pháp an toàn cho tài chính khi giá điện luôn biến động theo CHIỀU HƯỚNG TĂNG.
Khi đầu tư lắp đặt hệ thống phù hợp sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo thanh toán hóa đơn tiền điện.
Bên cạnh lợi ích tiết kiệm chủ đạo chúng ta còn có:
- Giảm được tiếng ồn, nhiệt độ ảnh hưởng đến công trình
- Tăng vẻ mỹ quan cho ngôi nhà
- Giảm lượng khí CO2 gây hại
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả trong lắp đặt bạn cần lên chi tiết và chính xác những điều sau:
Xác định nhu cầu lắp đặt

Việc lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời sẽ phân ra 3 loại:
- Hệ thống hòa lưới
- Hệ thống độc lập
- Hệ thống kết hợp
Và quy mô sử dụng khai thác điện năng cho Hộ gia đình, Nông trại, Doanh nghiệp cũng khác nhau.
#1 Đối với Doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những khu vực được đánh giá cao về tiềm năng phát triển các loại hình năng loại tái tạo.
Với chính sách ưu ái của nhà nước hiện nay và nhận thấy được lợi ích của việc sử dụng điện Mặt Trời. Vì vậy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hơn.
Với mục đích:
- Tiết kiệm chi phí
- Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Và một lợi ích vô cùng thiết thực đó là khi lắp đặt hệ thống các tấm pin năng lượng áp mái thì việc chiếu nắng trực tiếp vào các tòa nhà, công sở.
Điều này giúp giảm đi lượng nhiệt đáng kể so với thời điểm nắng nóng cao độ ở TP HCM và Hà Nội.
Doanh nghiệp là những nơi hoạt động quy mô lớn và tiêu tốn điện năng nhiều nhất.
Nên việc áp dụng điện Mặt Trời phục vụ kinh doanh là chính xác. Vậy đối với các hộ gia đình nhỏ với nhu cầu sử dụng điện năng ít hơn thì thế nào?
#2 Đối với Nông trại
Mỗi nông trại đều có đặc tính sản xuất khác nhau. Hầu hết các chủ trang trại đầu tư hệ thống điện mặt trời với mục tiêu: Tận dụng không gian: Mái nhà / Đất trống để sinh lợi nhuận.
Một số hệ thống điện mặt trời áp dụng thành công như:
- Mô hình nuôi tôm công nghiệp mới sử dụng điện năng lượng mặt trời
- Mô hình nuôi cá cảnh kết hợp điện mặt trời
- Mô hình trồng thanh long có sử dụng điện mặt trời
- Mô hình nuôi chim yến kết hợp điện mặt trời
#3 Đối với Hộ gia đình
Hiện tại có 3 giải pháp sử dụng điện Mặt Trời:
- Điện Mặt Trời hòa lưới (điện dư ra có thể bán lại cho công ty điện EVN).
- Điện Mặt Trời độc lập (có bộ lưu trữ để sử dụng khi trời tối, mưa bão, không có bức xạ Mặt Trời).
- Kết hợp cả hòa lưới và độc lập.
Tìm hiểu thêm: Điện mặt trời lưu trữ – Giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống tiện lợi
Tùy thuộc vào bài toán năng lượng đặt ra chúng ta sẽ có những hoạch định đầu tư phù hợp.
Hộ gia đình ở những vùng sâu, vùng xa
May mắn, ở thời điểm hiện tại giá thành đầu tư đã giảm hơn 80% so với 5 năm trước. Cùng với những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Các hộ gia đình ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, nơi mà mạng lưới điện chưa thể tiếp cận tới được.
Vậy chỉ với vài tấm pin Mặt Trời trên mái nhà đối với những khu vực đầy nắng thì đảm bảo đủ lượng điện tiêu thụ cả ngày cho một gia đình.
Đây là trường hợp thực tế nhất. Và là giải pháp hữu hiệu đến các người dân tiếp cận được nguồn năng lượng điện phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Hộ gia đình chỉ sử dụng nhiều vào ban đêm
Đối với các hộ gia đình thường xuyên bận rộn, đi làm ban ngày, chỉ sử dụng điện vào ban đêm thì việc sử dụng điện Mặt Trời có hiệu quả không?
Câu trả lời cho sự bâng khuâng này, nếu gia đình bạn sử dụng các thiết bị công suất điện cao cần duy trì liên tục thì nên đầu tư sẽ nhìn thấy hiệu quả rõ hơn.
Nhưng hiện nay đã có thêm nhiều giải pháp giúp bạn tối ưu và tận dụng triệt để nguồn lợi từ điện Mặt Trời. Thế nên bạn cứ yên tâm, khi đi vắng cả ngày.
Đặc biệt khi có chính sách “bán trả” điện lại cho EVN. Thế nên các gia đình cũng mạnh dạn đầu tư hơn. Với hình thức phổ biến ban ngày bán lại điện dư, tối sẽ mua lại điện của EVN sử dụng.
Đây cũng là dạng đầu tư tài chính khá phù hợp cho nhiều hộ gia đình
Hộ gia đình thường xuyên sử dụng điện suốt cả ban ngày và ban đêm
Đối với những hộ gia đình kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ như ăn uống, siêu thị, nhà nghỉ thì nên tận dụng ngay hệ thống điện năng lượng Mặt trời để tiết kiệm chi phí đáng kể.
Vậy điện mặt trời sẽ mang lợi ích tối đa đến doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, hộ gia đình sử dụng điện công suất lớn,…
Khi xác định nhu cầu rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy kết quả thiết thực của việc lắp đặt hệ thống điện măt trời:
- Giúp tối ưu chi phí đầu tư
- Giảm phí chi tiêu cho các hóa đơn tiền điện
- Mang lại nguồn lợi nhuận song song
Lựa chọn vị trí lắp đặt
#1 Xác định diện tích lắp đặt
Đầu tiên, khi xác định được nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình cần và trao đổi với bên tư vấn. Nhân viên tư vấn sẽ nhiều sự lựa chọn cho bạn. Tiếp đến đó là quá trình đo đặc kiểm tra của bộ phận kỹ thuật.

Từ diện tích, loại mái, vị trí lắp đặt, độ nghiêng,… Phần này sẽ giúp bạn giải đáp được một số câu hỏi.
“Lắp đặt như thế tốn bao nhiêu diện tích?”
“Thiết kế lắp đặt cho hợp vẻ mỹ quan của ngôi nhà.”
“Mình cần lắp đặt bao nhiêu tấm pin năng lượng thì phù hợp với gia đình?”
“Với số tiền đầu tư X thì có thể lắp đặt và tiết kiệm bao nhiêu tiền điện hàng tháng?”
Tại sao chúng tôi đề cập đến tính thẩm mỹ, đây là một không kém phần quan trọng. Có thể đây là một yếu tố để đánh giá sự tiện nghi và đẳng cấp của chủ nhân ngôi nhà. Thế nên việc lắp đặt phù hợp không chỉ giúp bạn làm đẹp ngôi nhà mà tối ưu hiệu quả sản xuất sản lượng điện năng.
Tiếp tục với việc xác định diện tích lắp đặt.
Giả sử ngôi nhà của bạn có diện tích mái là 30m2, như vậy bạn có thể lắp đặt một hệ thống điện từ 3 – 5.6 kWp. Bạn nên trao đổi kỹ hơn với đối tác tư vấn để có cái nhìn trực quan bên cạnh đó chọn gói đầu tư phù hợp với điều kiện tài chính.
#2 Chọn vị trí lắp đặt phù hợp

Năng lượng Mặt Trời được xem là nguồn năng lượng vô tận và “sạch” nhất hiện nay. Nhưng việc lắp đặt và sử dụng nguồn năng lượng này thế nào cho hiệu quả lớn nhất cũng là một bài toán cần phải giải đáp.
Chúng ta cần xét 3 điều kiện: môi trường, không gian và thời gian.
3 điều này sẽ cân nhắc đến việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời hợp lý nhằm thu lại kết quả cao nhất có thể.
Các vị trí lắp đặt phổ biến là:
- Xây dựng trạm độc lập (dưới mặt đất)
- Trên nóc nhà (áp mái)
- Vách tường kính
Vị trí lắp đặt dàn năng lượng Mặt Trời rất quan trọng để đảm bảo hệ thống luôn tiếp nhận năng lượng Mặt Trời được hiệu quả tối đa quanh năm. Năng lượng sản sinh cao nhất khi đặt vuông góc với ánh nắng Mặt Trời trực tiếp.
*Lưu ý: tránh lắp đặt những nơi bị hạn chế ánh sáng như: cây cối, tòa nhà cao tầng,…
Người sử dụng cần theo dõi hướng di chuyển của mặt trời để xác định đặt vị trí thích hợp, vừa mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao cho các tòa nhà.
Lên dự toán vốn đầu tư chi tiết
Dự toán chi phí lắp đặt là điều vô cùng quan trọng. Dựa trên nhu cầu sử dụng điện năng của cá nhân hay tổ chức chúng ta sẽ cân nhắc lựa chọn hợp lý.
Để có thể dự toán chi phí chính xác ta cần:
- Kinh tế tài chính
- Xem xét nhu cầu sử dụng điện
- Diện tích không gian có thể lắp đặt các tấm pin năng lượng
Ví dụ 1 trường hợp lắp đặt như sau:
- Xác định nhu cầu sử dụng điện năng: Hộ gia đình này sử dụng rất nhiều các thiết bị công suất lớn do gia đình có kinh doanh tiệm giặt ủi.
- Dự toán chi phí:
Gia đình đầu tư hệ thống hòa lưới 3 kWp để tận dụng 4h nắng chiếu trong ngày.
1 kWp sản sinh 4 kWh/1 ngày, với 3 kWp sẽ thu được 12 kWh điện.
Mỗi tháng theo dự toán gia đình sẽ tiết kiệm được từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Vậy mỗi năm tiết kiệm được ít nhất 9.600.000 đồng.
Vậy sau 5 năm bạn đã hoàn lại vốn. Tiếp đến năm thứ 6 bạn sẽ thu lãi miễn phí từ hệ thống.
- Vị trí lắp đặt:
Hệ thống được lắp đặt theo hình thức áp mái.
Độ nghiêng phù hợp 5 – 15 độ.
Xa các bóng đổ của các tòa nhà, cây cối.
Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời

Khi hoàn thành các yếu tố liên quan tiếp đến là lựa chọn nhà cung cấp. Đây là sự quyết định “sống còn” của hiệu quả hệ thống điện mặt trời.
Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp điện mặt trời. Thế nên dựa vào các tiêu chí nào để lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời.
- Giá cả, chính sách khuyến khích đầu tư (phương thức thanh toán) và các chính sách hậu mãi mà nhà cung cấp thực hiện; chính sách bảo hành, bảo hiểm sản phẩm đầu tư.
- Thông tin dự án họ đã lắp đặt thực tế đang vận hành ổn định (điện lực có thể hỗ trợ cung cấp thông tin tin cậy).
- Kinh nghiệm từ người thân, quen đã lắp đặt vận hành hệ thống ổn đình.
Sau bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về sự đầu tư và sử dụng điện mặt trời như thế nào hiệu quả. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ vấn đề gì thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua các kênh tương tác sau:
Block "thong-tin-lien-he-vrsolar" not found