Vận hành dự án nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên tại Quảng Ngãi

dien-mat-troi-binh-nguyen-4

Điện mặt trời Bình Nguyên là hệ thống điện mặt trời được xây dựng tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vậy, nhà máy điện mặt trời này được xây dựng vào thời điểm nào? Công suất hoạt động ra sao? Vốn đầu tư xây dựng bao nhiêu? Tất cả sẽ được VrSolar giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.

Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên, Quảng Ngãi được xây dựng vào thời điểm nào?

Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên được chính thức khánh thành và vận hành thương mại vào ngày 4/6/2019 tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tham gia buổi lễ khánh thành gồm có các đại biểu cấp cao là phó chủ tịch, bí thư, giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, giám đốc công an tỉnh Quảng Ngãi. Và đặc biệt có đại diện của chủ đầu tư kiêm tổng thầu  EPC Sharp – Hawee IDC.

dien-mat-troi-binh-nguyen-1
Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên, Quảng Ngãi

Công suất hoạt động của nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên

Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời xã Bình Nguyên có tổng mức đầu tư lên đến 1.130 tỷ đồng. Nhà máy này thuộc dự án điện mặt trời đầu tiên của Tập đoàn Sermsang ở Việt Nam. 

Đồng thời là nhà máy thứ 3 tại TTVN. Nhà máy điện năng lượng mặt trời Bình Nguyên có công suất đạt 500MW, tổng diện tích đạt 56.02ha. Nhà máy sử dụng công nghệ quang điện với tổng 150.327 tấm PV chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng điện.

Hệ thống inverter, trạm biến áp và máy biến áp đạt 22/110kV, công suất đạt 63MVA. Tính đến nay, đây là nhà máy năng điện năng lượng mặt trời có công suất hoạt động lớn nhất tại tỉnh Quảng Ngãi.

Sau 8 tháng xây dựng và đi vào hoạt động dưới sự điều hành của Hawee IDC. Đến ngày 18/5/2019, nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên đã đóng điện thành công và chính thức hòa vào điện lưới quốc gia.

Đến ngày 27/5/2019, nhà máy này chính thức được đi vào hoạt động sớm hơn so với dự kiến lên đến 34 ngày. Trước đó, nhà máy điện năng lượng mặt trời TTC Đức Huệ được Hawee IDC bàn giao vượt tiến độ lên đến gần 2 tháng.

dien-mat-troi-binh-nguyen-2
Nhà máy điện năng lượng mặt trời Bình Nguyên có công suất đạt 500MW

Những khó khăn trong xây dựng nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên

Để có được thành quả như ngày hôm nay, đội ngũ ngũ Hawee IDC đã nỗ lực và vượt qua nhiều trở ngại. Cụ thể, trong 1,5 tháng đầu khởi công, tại xã Bình Nguyên xảy ra nhiều trận mưa lớn khiến việc san lấp gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nước lũ còn cuốn trôi cả con đường, cắt mất con đường huyết mạch giao thông xung quanh vùng này. 

Tuy nhiên, đơn vị Hawee IDC đã nhanh chóng khắc phục vượt qua mọi khó khăn để đảm bảo đúng tiến độ xây dựng cam kết, thậm chí là đẩy nhanh thời gian lắp đặt. Sau khi hoàn thành xong phần cọc của dự án, đại diện chủ đầu tư nhà máy đã gửi lời khen ngợi, cảm ơn đến tập đoàn Hawee IDC.  Theo đó, chủ đầu tư đã bày tỏ sự trân trọng, ghi nhận sự chuyên nghiệp lẫn nỗ lực vượt trời của tập đoàn này cho dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời Bình Nguyên. 

Tập đoàn Hawee IDC tiếp tục giữ vững được chất lượng lẫn tốc độ triển khai. Đến ngày 27/5/2019, nhà máy này chính thức được đi vào hoạt động sớm hơn so với dự kiến lên đến 34 ngày.

Một số lợi ích nổi bật của việc sử dụng điện mặt trời

Không phải ngẫu nhiên các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời được Chính phủ khuyến khích xây dựng và mở rộng. Lý do là bởi việc sử dụng điện mặt trời tạo ra nhiều lợi ích nổi bật sau:

Tạo ra nguồn điện sạch 

Năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra nguồn điện sạch và có thể tái tạo từ mặt trời, đảm bảo thân thiện với môi trường. Năng lượng mặt trời chính là nguồn thay thế hoàn hảo cho nhiên liệu hóa thạch. Nhờ đó, làm giảm lượng khí thải carbon góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính ở trên toàn cầu.

dien-mat-troi-binh-nguyen-3
Năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra nguồn điện sạch và có thể tái tạo từ mặt trời, đảm bảo thân thiện với môi trường

Điện mặt trời không độc hại

Điện mặt trời là thành phẩm của quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng. Do đó, chúng không tiêu tốn nhiều tài nguyên nước trong quá trình vận hành. Nếu sử dụng điện truyền thống trước đây, để có được 1kwh, điện hạt nhân sẽ tiêu tốn tối thiểu 2.3 lít nước, điện than là 1.9 lít. 

Bên cạnh đó, điện mặt trời còn góp phần vào bảo vệ môi trường khi không phát thải khí CO2 trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, nhiệt điện từ than đá với trung bình 1kwh sẽ phát thải ra 800 đến 1250 khí CO2.

Tự cung cấp nguồn điện cho sản xuất

Hệ thống điện mặt trời có khả năng sản sinh ra lượng điện đủ để có thể sản xuất tự cung tự cấp. Cụ thể, điện năng sẽ được tạo ra vào ban ngày khi ánh nắng mặt trời lên. Nhờ đó, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân vào ban đêm.

Thu được lợi từ kết nối vào điện lưới

Với việc kết nối hệ thống quang điện vào lưới điện, người dùng có thể bán điện năng cho các đơn vị cần nhờ các tấm quang điện tạo ra để có thêm lợi tức đầu tư.  Cụ thể, Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển về Năng lượng Tái tạo đến năm 2030 và có tầm nhìn lên đến 2050. 

Chiến lược phát triển này hướng đến mục tiêu thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lẫn tài nguyên thiên nhiên thân thiện môi trường. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành quyết định chính thức về biểu giá điện hỗ trợ mới dành cho các dự án điện năng lượng mặt trời.

dien-mat-troi-binh-nguyen-4
Người dùng có thể bán điện năng cho các đơn vị cần nhờ các tấm quang điện tạo ra để có thêm lợi tức đầu tư

Kết luận:

Đến thời điểm hiện tại, điện mặt trời Bình Nguyên đã đi vào hoạt động ổn định và tạo ra được lượng điện năng lớn phục vụ nhu cầu của bà con xã Bình Nguyên nói riêng và tính Quảng Ngãi nói chung. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về nhà máy điện mặt trời này, vui lòng liên hệ cho VrSolar theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể hơn nhé!