Tổng thầu EPC điện mặt trời là gì? Khi triển khai dự án tổng thầu EPC sẽ gồm những hạng mục gì? Hãy cùng VREnergy tìm hiểu nhé!
Tổng thầu EPC là gì?
Đầu tiên là về khái niệm Tổng thầu EPC, đây là việc tắt của ba từ tiếng anh:
- Engineering – Thiết kế
- Procurement – Mua sắm cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ
- Construction – Xây dựng, triển khai thi công
Và VREnergy là một trong những đơn vị Tổng thầu EPC cho những dự án điện năng lượng mặt trời, chúng tôi thực hiện toàn bộ các hạng mục từ khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị tới thi công, thử nghiệm và bàn giao cho chủ đầu tư.
Tổng thầu EPC điện mặt trời sẽ có những lợi ích gì?
Khi lựa chọn đơn vị tổng thầu EPC điện mặt trời có năng lực và kinh nghiệm sẽ giúp bạn phác thảo rõ kế hoạch tổng quan, cụ thể hóa trong từng mục tiêu cần đạt của dự án điện mặt trời:
- Tư vấn và phác thảo kế hoạch trước khi triển khai dự án, giúp tối ưu về thời gian và chi phí.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, thiết bị với tiêu chuẩn cao.
- Giảm thiểu chi phí nhờ sử dụng sản phẩm, thiết bị và vật tư ở quy mô lớn.
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tích lũy qua nhiều dự án đã hoàn thiện.
VREnergy tự hào là đơn vị tổng thầu EPC cho các dự án năng lượng nói chung và các dự án điện mặt trời áp mái nói riêng với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành năng lượng tái tạo. VREnergy có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công các dự án thương mại, công nghiệp quy mô lớn.
Để đảm bảo chất lượng và uy tín trong mỗi dự án, VREnergy tuân theo các quy trình chặt chẽ về tổng thầu EPC. Các dự án được triển khai đều đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế, thi công, an toàn và thiết bị như TCVN, ISO, FM Global. EMC, ISO/IEC, EN và các tiêu chuẩn liên quan khác.
Quy trình thực hiện EPC
Quy trình thực hiện một dự án điện mặt trời thông thường bao gồm 4 bước chính: khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng O&M.
Khảo sát và tư vấn
Thực hiện khảo sát mặt bằng mái xưởng, đo đạc thông số, thu nhập dữ liệu lên phương án triển khai. Chúng tôi sẽ cung cấp các phương án thỏa thuận hợp tác với chính sách linh hoạt (giải pháp tài chính, tư vấn tín chỉ carbon, tư vấn chứng chỉ xanh) và tối ưu theo nhu cầu của Quý doanh nghiệp.
Thiết kế chi tiết
Xác định phương án thiết kế, quy mô lắp đặt, biện pháp thi công và lựa chọn thiết bị phù hợp. Mô phỏng hệ thống qua bản vẽ 3D và sử dụng phần mềm PVsyst để phân tích sản lượng dự kiến.
Thi công lắp đặt
Thực hiện các công việc theo quy trình lắp đặt như thi công trạm biến áp, lắp đặt hệ thống khung đỡ, lắp đặt nhà trạm, lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, lắp đặt inverter và tủ điện, kéo dây DC/AC, đấu nối vào lưới, vận hành thử, nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
Vận hành và bảo dưỡng
Sau khi lắp đặt, Nhà thầu EPC sẽ cung cấp các dịch vụ vận hành, bảo trì hệ thống của doanh nghiệp thông qua giám sát từ xa và kiểm tra định kỳ thiết bị tại công trình, việc vận hành và bảo trì đúng cách sẽ giúp hệ thống vận hành ổn định và lâu dài.
Năng lực tổng thầu EPC dự án điện mặt trời
Tư vấn trước khi triển khai dự án
VREnergy sẽ cung cấp cho bạn tư vấn chính xác về các khoản chi phí cần đầu tư vào dự án điện mặt trời đảm bảo tối ưu về CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM và HIỆU QUẢ VẬN HÀNH.
Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn lựa sản phẩm, thiết bị và vật tư phù hợp ngay từ đầu nhờ am hiểu sâu sắc từ về các công nghệ và phương án lắp đặt tốt nhất.
Sau khi tiến hành tư vấn khảo sát:
- Tư vấn, trao đổi về kế hoạch triển khai dự án tổng thầu EPC
- Tính toán, thiết lập quy mô triển khai
- Khảo sát khu vực lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Chúng ta sẽ tới bước tiến hành đến showroom, nhà cung cấp hoặc công trình đã hoàn thiện của VREnergy để tìm hiểu về công nghệ cũng như công chế vận hành của các sản phẩm thiết bị.
Lựa chọn sản phẩm, thiết bị và vật tư
Chúng ta phải đồng ý với nhau rằng: thị trường có rất nhiều sản phẩm, thiết bị và vật tư có chất lượng, cũng có rủi ro về mặt chất lượng.
Do sản phẩm, thiết bị và vật tư chiếm lên đến 70% chi phí thực hiện dự án nên việc này được đòi hỏi quan tâm hàng đầu.

Để đạt được mục tiêu đó, việc lựa chọn một đơn vị Tổng thầu EPC điện mặt trời có năng lực triển khai, có vị trí thương hiệu trên thị trường, có khả năng tối ưu ngân sách và đảm bảo hiệu quả vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái là ĐIỀU CẦN THIẾT.
Bởi vì, đơn vị Tổng thầu EPC điện mặt trời có năng lực sẽ giải quyết được mọi khía cạnh của bài toán trong quản lý dự án năng lượng về:
- Quản lý chi phí
- Quản lý nhân sự
- Quản lý hiệu quả
- Quản lý rủi ro
Mục đích cuối cùng, đưa ra kết quả hoàn thiện theo mong muốn của bạn!
Năng lực triển khai dự án
VREnergy có đội ngũ chuyên nghiệp, gồm những kỹ sư và công nhân trình độ cao, chuyên về thiết kế và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Điều đó được khẳng định thông qua sự có mặt của VREnergy trong hơn 120+ dự án điện mặt trời lớn, nhỏ cho hộ gia đình, doanh nghiệp và chủ đầu tư khắp tỉnh thành Việt Nam.
Hỗ trợ vấn đề pháp lý
Chúng tôi có khả năng tư vấn & hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý khi thực hiện dự án điện mặt trời, giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hiện hồ sơ hệ thống, bao gồm báo cáo đánh giá tác động của môi trường, giấy phép xây dựng, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép đấu nối của EVN và Sở công thương.
Bảo hành hệ thống
An toàn và chất lượng là những yếu tố hàng đầu khi các doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện lắp đặt điện mặt trời. Nhằm đảm bảo sự an tâm của quý khách hàng, VREnergy giới thiệu đơn vị thứ ba cung cấp các loại hình bảo hiểm hệ thống cần thiết trong quá trình triển khai dự án điện mặt trời.
Bảo hiểm cháy nổ
Hiện nay không ít các doanh nghiệp còn e ngại việc lắp đặt điện mặt trời áp mái bởi những vấn đề về an toàn và chất lượng. Bảo hiểm hệ thống điện mặt trời do các đơn vị bảo hiểm thứ ba uy tín giúp khắc phục mọi rủi ro trong quá trình lắp đặt, vận hành giúp khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng.
Bảo hiểm sản lượng điện
Các hệ thống năng lượng mặt trời tạo ra điện năng chính nhờ sự bức xạ của Mặt trời. Vì vậy, sản lượng điện của hệ thống có thể không đạt được như dự kiến do các yếu tố môi trường khách hàng hoặc trục trặc hệ thống.
Đây chính là lúc bảo hiểm bảo vệ và chi trả cho “Sự sụt giảm sản lượng Điện của hệ thống”. Bảo hiểm sẽ mở ra cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư đang quan tâm và mong muốn bảo vệ nguồn doanh thu ổn định từ hệ thống năng lượng mặt trời của mình.
Thủ tục pháp lý
Hiện nay, dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái, điện sinh khối, thu hồi nhiệt thải… đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tóm lại, hệ thống NLTT phải có giấy phép theo quy định để thực hiện trên thực tế. Nhà đầu tư phải kiểm tra và được hướng dẫn chi tiết đối với các trường hợp cụ thể để đảm bảo rằng dự án tuân thủ quy định của pháp luật.
Để hoàn thành dự án, VREnergy giúp khách hàng có thể đáp ứng điều kiện về giấy phép cần có cũng như tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo đó, doanh nghiệp nhận được thành lập phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp cho hoạt động thực hiện dự án điện mặt trời.Đối với trường hợp nhà đầu tư là người nước ngoài phải được cấp giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư triển khai dự án điện mặt trời.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
GCN PCCC là giấy phép bắt buộc về vận hành một dự án điện mặt trời áp mái nhà theo luật định. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy là cơ quan thực hiện cấp GCN PCCC.
Giấy phép xây dựng
Theo quy định, điện mặt trời áp mái được xem là công trình xây dựng theo Luật xây dựng hiện hành. Do đó, một dự án điện mặt trời mái nhà cần phải có giấy phép xây dựng để được phép lắp đặt. Tùy thuộc vào tình trạng công trình xây dựng, chủ dự án phải có giấy phép xây dựng mới hoặc giấy phép sửa chữa và cải tại tương ứng.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường đó là:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
- Dự án có nguy cơ tác động xấu trên môi trường.
An toàn lao động
Các dịch vụ vận hành – bảo trì là yếu tố hàng đầu khiến nhiều nhà đầu tư tin tưởng và lựa chọn VREnergy. Chúng tôi không chỉ đảm bảo chất lượng trong mỗi dự án điện măt trời áp mái mà còn ưu tiên an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên. Tất cả công nhân đều được trang bị đồ bảo hộ, các thiết bị an toàn và tham gia khóa đào tạo an toàn trước khi làm việc.
Dây cứu sinh
Dây cứu sinh giúp công nhân có thể thoải mái di chuyển đến các khu vực làm việc trên mái một cách an toàn và hiệu quả. Công nhân làm việc trên mái một cách an toàn và hiệu quả. công nhân làm việc trên mái luôn gắn dây đai an toàn có thể di chuyển qua nhau một cách dễ dàng và hiệu quả khi làm việc.
Hàng rào bảo hộ
Ngoài hệ thống dây cứu sinh, VREnergy còn sử dụng thêm các thiết bị an toàn khác nhau hàng rào bảo hộ, cửa an toàn… Khi thi công trên mái. Các vùng đệm cũng được thiết kế dọc theo mái khi công việc thi công đang được tiến hành.
Chương trình đào tạo an toàn
Tất cả các nhân viên đều tham gia vào các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức và hiểu biết về an toàn tại nơi làm việc. Các quy trình an toàn hàng ngày đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo, cung cấp công cụ và thời gian để thực hiện công việc của họ một cách an toàn nhất.
Công nghệ
Nhằm giúp hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định và tạo ra sản lượng tối đa, VREnergy đã sử dụng hệ thống tấm pin Tier 1 Bloomberg đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Q-cells, First Solar, JA Solar, Canadian Solar kết hợp với các inverter hòa lưới & Hydrid Solaredge, Huawei, SMA, Sungrow.
Việc lựa chọn các công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng dự án và hạn chế các rủi ro trong quá trình vận hành và bảo dưỡng điện mặt trời.
Chi tiết thực hiện dự án
Chi phí đầu tư trọn gói cho một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái dao động trong khoảng từ 500.000 – 600.000 USD/MWP, trong đó hai hạng mục vật tư chính là tấm pin năng lượng mặt trời và inverter chiếm khoảng 70%. Chi phí này phụ thuộc vào thiết bị lựa chọn, chiều dài dây cáp AC/DC, địa điểm và biện pháp thi công… Các chi phí này sẽ được chính xác sau khi kỹ sư khảo sát thực tế và lên thiết kế chi tiết.
Chi phí Tổng thầu EPC tham khảo dự án điện mặt trời áp mái 1MWP
No. |
Hạng mục / Items |
Chi phí |
A |
Chi phí pháp lý / Legal cost |
23.000$ |
B |
Hệ thống điện mặt trời áp mái / Rooftop solar system |
495.800$ |
1 |
Tấm pin năng lượng mặt trời / PV Panels |
295.000$ |
2 |
Hệ khung giá đỡ / Racking system |
41.000$ |
3 |
Hệ thống inverter / Inverters |
44.000$ |
4 |
Vật tư phụ / Accessories |
86.000$ |
5 |
Hệ thống giám sát / Monitoring system |
5.300$ |
6 |
Hệ thống tiếp địa / Grounding system |
800$ |
7 |
Hệ thống an toàn / Safety system |
23.700$ |
8 |
Hệ thống cấp nước / Water supply system |
4.300$ |
C |
Vận hành & Bảo dưỡng 2 năm / O&M 2 year |
6.500$ |
Total excluding VAT / Tổng chưa bao gồm VAT |
$529.600 | |
Tiết kiệm trung bình hàng năm / Average annual savings |
90.000$ |
|
Thời gian hoàn vốn / Breakeven time |
5.8 năm / Years |