5 Giải pháp giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp

5 Giải pháp giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp

Bạn đang tìm kiếm giải pháp giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp, thì đây là bài viết gợi mở những giải pháp giảm phát thải phù hợp và đáng cân nhắc!

Dưới đây là 5 Giải pháp giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp, đã được VREnergy chọn lọc thông tin và phân tích kỹ lưỡng để hỗ trợ bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những giải pháp này nhé!

Vì sao các ngành công nghiệp cần GIẢM PHÁT THẢI CO2

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Ngành công nghiệp đóng góp một lượng lớn khí thải CO2 vào bầu khí quyển, thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu. Do đó, việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp giảm phát thải CO2 trong ngành công nghiệp là vô cùng cấp bách.

Đây là những câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao các ngành công nghiệp cần giảm phát? 

  • Tác động tiêu cực đến môi trường: Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là CO2. Việc phát thải CO2 quá mức dẫn đến biến đổi khí hậu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
  • Tác động đến sức khỏe con người: Biến đổi khí hậu do phát thải CO2 gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như:
  • Tăng chi phí sản xuất: Biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, gây gián đoạn hoạt động sản xuất, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
  • Nhu cầu của thị trường: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc giảm phát thải CO2.
  • Trách nhiệm chung của cộng đồng: Giảm phát thải CO2 là trách nhiệm chung của toàn xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.
Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất
Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất

Chúng ta phải đồng ý với nhau rằng, cả thế giới đều đang chú trọng đến biến đổi khí hậu. Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một tương lai công nghiệp bền vững hơn, đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại, thì các doanh nghiệp cần phải hành động nhiều hơn để giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải. Họ phải loại bỏ những vấn đề tiêu cực và tập trung phát triển những giá trị bền vững hơn.

5 GIẢI PHÁP giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp

Biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Trong đó, các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải CO2. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Hãy cùng VREnergy tìm hiểu chi tiết về vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng” là như thế nào nhé!

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là khí CO2, do sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng giúp giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ đó giảm lượng khí thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi hoạt động vận hành của các ngành công nghiệp được ứng dụng các thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí cho năng lượng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.

Nếu quý doanh nghiệp quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thì có thể tìm hiểu thông tin về Tiêu chuẩn ISO 50001 – Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để CẢI TIẾN hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng.

Tiêu chuẩn ISO 50001: Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng
Tiêu chuẩn ISO 50001: Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng

Ngoài ra, 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp kết hợp như chuyển đổi năng lượng tái tạo, phát triển công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon mà VREnergy sẽ đề xuất ở các phần nội dung bên dưới.

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất. Các giải pháp năng lượng tái tạo có thể kể đến như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối không phát thải khí nhà kính trong quá trình vận hành, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể điện mặt trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi vì mang lại lợi ích thực tế. 

Tuy có nhiều lợi ích nhưng việc lựa chọn giải pháp năng lượng tái tạo phù hợp cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Xác định nhu cầu sử dụng năng lượng
  • Khả năng tài chính
  • Vị trí địa lý
  • Công nghệ
  • Đơn vị cung cấp giải pháp
  • Vận hành và bảo trì
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại Công ty TNHH YAKULT VIỆT NAM - Tổng công suất 485 kWp
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại Công ty TNHH YAKULT VIỆT NAM – Tổng công suất 485 kWp
5 giai phap giam phat thai khi co2 cho cac nganh cong nghiep 5 min
Dự án lắp đặt điện mặt trời nhà xưởng Kiên Giang Bia – VREnergy đã hoàn thiện vào năm 2020 với tổng công suất lên đến 2.500 kWp

Thay đổi nguyên liệu và quy trình sản xuất

Hoạt động sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, cụ thể những tác động tiêu cực đó là:

  • Phát thải khí nhà kính: Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là CO2, góp phần vào biến đổi khí hậu.
  • Ô nhiễm môi trường: Hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đai, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
  • Lãng phí tài nguyên: Quá trình sản xuất tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên như nước, khoáng sản, năng lượng, dẫn đến lãng phí và cạn kiệt tài nguyên.

5 giai phap giam phat thai khi co2 cho cac nganh cong nghiep 6 min

Bởi vì những tác động trên, việc áp dụng các quy trình SẢN XUẤT SẠCH HƠN, ÍT PHÁT THẢI CO2 HƠN đang được Nhà nước khuyến khích, Doanh nghiệp hàng đầu hưởng ứng tích cực.

Một số ví dụ về thay đổi nguyên liệu và quy trình sản xuất như:

  • Sử dụng nguyên liệu tái chế và thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho nguyên liệu hoá thạch.
  • Áp dụng công nghệ tự động hoá, tối ưu quy trình sản xuất khép kín.

Nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày càng cao, các quốc gia trên thế giới đều đang hướng đến một nền kinh tế xanh.

Doanh nghiệp cần thay đổi nguyên liệu và quy trình sản xuất để phù hợp với xu hướng phát triển chung này.

Trồng rừng

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Cây xanh trong rừng quang hợp sử dụng CO2 để tạo ra thức ăn và giải phóng oxy. Theo nghiên cứu, một ha rừng có thể hấp thụ trung bình 6 tấn CO2 mỗi năm.

Việc trồng và bảo vệ rừng sẽ giúp giữ lượng carbon trong sinh khối và đất, ngăn chặn CO2 thải vào bầu khí quyển. Những giải pháp mang tính gợi mở sau đây, các doanh nghiệp có thể cân nhắc để áp dụng:

  • Trồng rừng: Các ngành công nghiệp có thể đầu tư trồng rừng để bù đắp lượng khí CO2 thải ra trong quá trình sản xuất.
  • Trồng cây nguyên liệu: Trồng các loại cây phục vụ cho sản xuất công nghiệp như gỗ, tre, mây…
  • Phát triển dự án trồng rừng: Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương để thực hiện dự án trồng rừng hiệu quả.
  • Phát triển mô hình kinh tế rừng: Kết hợp trồng rừng với nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái…
Các ngành công nghiệp có thể đầu tư trồng rừng để bù đắp lượng khí CO2 thải ra trong quá trình sản xuất
Các ngành công nghiệp có thể đầu tư trồng rừng để bù đắp lượng khí CO2 thải ra trong quá trình sản xuất

 

Trồng rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí CO2 cho các ngành công nghiệp. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để thực hiện hiệu quả việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Phát triển và áp dụng CÔNG NGHỆ THU HỒI VÀ LƯU TRỮ CARBON (CCS)

Cuối cùng, một giải pháp giảm phát thải khí CO2 đột phá đầy tiềm năng dành cho các ngành công nghiệp – công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS).

Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) là một quy trình gồm ba giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thu hồi CO2 – CO2 được thu hồi từ các nguồn phát thải như nhà máy điện, nhà máy sản xuất công nghiệp.
  • Giai đoạn 2: Vận chuyển CO2 – CO2 được nén thành dạng lỏng để dễ dàng vận chuyển. CO2 lỏng được vận chuyển bằng đường ống hoặc tàu chở đến nơi lưu trữ.
  • Giai đoạn 3: CO2 được lưu trữ dưới lòng đất trong các cấu tạo địa chất sâu. CO2 cũng có thể được khoáng hóa thành đá để lưu trữ lâu dài.
Công nghệ CCS đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí CO2
Công nghệ Lưu trữ và Thu hồi CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí CO2

Bởi vì, làm giảm đáng kể khí CO2 thải ra môi trường, CSS được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như:

  • Ngành điện: Thu hồi CO2 từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • Ngành sản xuất công nghiệp: Thu hồi CO2 từ các nhà máy sản xuất xi măng, thép, hóa chất.
  • Ngành khai thác dầu khí: Thu hồi CO2 từ các hoạt động khai thác và xử lý khí đốt tự nhiên.

Công nghệ CCS đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí CO2, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Với sự phát triển và áp dụng rộng rãi, CCS sẽ là chìa khóa cho một tương lai xanh và bền vững cho các ngành công nghiệp.

Đánh giá tiềm năng về giải pháp: Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS)

Theo nhận định từ báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế: Đến năm 2030, cần khoảng 1.6 tỷ tấn CO2 được thu giữ mỗi năm và con số này sẽ tăng lên thành 7.6 tỷ tấn vào năm 2050.

Trong đó, 95% lượng CO2 bị thu giữ này nên lưu trữ trong kho địa chất vĩnh viễn và 5% còn lại được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc cho các mục đích khác.

Và Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lưu trữ CO2, số liệu nguyên cứu của Viện năng lượng và Viện dầu khí Việt Nam cho thấy, có 34 dầu mờ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí hiện có cũng có thể được sử dụng để vận chuyển CO2, sức chứa từ 23 đến 357 triệu tấn CO2.

Trên đây là tất cả cơ sở phù hợp để tích cực triển khai các dự án thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon (CCS/CCSUS) trong tương lai nhằm đảm bảo thực hiện cam kết trung hoà carbon trong tương lai gần.

5 giai phap giam phat thai khi co2 cho cac nganh cong nghiep 9 min
Công nghệ Thu hồi và Lưu trữ CO2 sẽ đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon

Việc triển khai CSS/CCU sẽ mở ra cho Việt Nam cơ hội kinh doanh mới và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon; tăng cường vị thế Việt Nam; Đồng thời góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính.

Kết luận

Có nhiều giải pháp hiệu quả để giảm phát thải CO2 trong ngành công nghiệp. Doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp phù hợp với đặc thù ngành nghề và điều kiện thực tế của mình. Việc giảm phát thải CO2 không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Tổng kết lại, việc giảm phát thải CO2 trong ngành công nghiệp là một nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng cần chung tay để thực hiện các giải pháp hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn!