Sau khi hoàn thiện tất khảo sát khu vực lắp đặt hệ thống điện mặt trời, chúng ta đã phác thảo rõ các thông số chính:
- Công suất điện cần tạo ra.
- Tính toán vị trí thích hợp.
- Tổng quan về chi phí lắp đặt hệ thống.
Để tiếp tục, bạn cần xem xét các công nghệ và sản phẩm hiện có, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với các yêu cầu và ứng dụng của bạn.
Lựa chọn các bộ phận và thiết kế hệ thống của bạn tùy thuộc mô hình điện mặt trời đó là hệ thống độc lập, gồm cả các hệ thống dự phòng và bổ sung điện lưới, hoặc hệ thống hòa lưới.
Do giữa hệ thống độc lập và hệ thống hòa lưới có sự khác biệt về thiết kế, nội dung này VREnergy sẽ được trình bày chi tiết ở bài viết So sánh hệ thống điện mặt trời độc lập & hoà lưới. Cốt lõi của mọi hệ thống năng lượng mặt trời chính là các panel mặt trời. Hầu hết các panel mặt trời đều có thể dùng được trong cả hệ thống độc lập và hệ thống nối với điện lưới, dù hiện nay một số nhà chế tạo đã đưa ra thị trường các panel mặt trời điện áp cao, được thiết kế chuyên biệt cho hệ thống nối với điện lưới, nhưng các tiêu chí lựa chọn hầu như không thay đổi.
Vậy các bộ phận chính trong Hệ thống điện mặt trời sẽ gồm những gì? Bạn hãy đọc chi tiết bài viết này nhé!
Pin năng lượng mặt trời (Solar Panel)
Hiện có ba công nghệ được dùng để chế tạo panel mặt trời. Mỗi công nghệ đều có các ưu và nhược điểm riêng.
Hệ thống điện mặt trời của bạn là loại gia dụng, do đó phần này sẽ không đề cập các panel mặt trời đắt tiền được sử dụng trên các vệ tinh và trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, chỉ tập trung vào các panel quang điện thông dụng và với giá cả hợp lý.
Panel mặt trời loại vô định hình
Công nghệ năng lượng mặt trời rẻ nhất hiện nay là panel mặt trời vô định hình, còn được gọi là panel mặt trời màng mỏng.
Khác với các công nghệ panel mặt trời khác, panel vô định hình hoạt động rất tốt ngay cả khi bị che bóng một phần. Tuy tốt nhất vẫn là loại bỏ bóng che mỗi khi và ở mọi nơi có thể, nhưng panel vô định hình vẫn có thể tiếp tục vận hành với hiệu suất đủ cao ngay cả khi một phần mảng panel bị che bóng.
Các panel vô định hình còn có thể được chế tạo và lắp trên bề mặt cong. Chúng có thể được chế tạo đủ bền để con người có thể đi lại trên đó sau khi lắp đặt. Một số công ty bắt đầu chế tạo ngói panel mặt trời vô định hình để các ngôi nhà mới có thể tích hợp hệ thống panel mặt trời trên mái.
Sự kết hợp này tạo khả năng tích hợp panel vô định hình vào các sản phẩm tiêu thụ điện, chẳng hạn điện thoại di động, máy tính laptop, hoặc các sản phẩm di động như nóc xe lữ hành, mở rộng phạm vi ứng dụng và tạo ra nhiều tùy chọn cho người tiêu dùng.
Các panel vô định hình là loại có chi phí sản xuất thấp nhất, hiện nay được chế tạo theo công nghệ màng mỏng vô định hình in lưới giá thấp. Trong vài năm qua, giá của loại panel này giảm hàng năm khoảng 30%, và được kỳ vọng vào năm 2015 có lẽ chỉ còn 50% so với giá năm 2012.
Do hiệu suất thấp, panel mặt trời vô định hình có diện tích gấp đôi so với panel tinh thể cùng công suất, do đó chỉ có thể sử dụng panel vô định hình ở nơi không bị hạn chế về diện tích hoặc chỉ yêu cầu công suất điện thấp.
Về tác động môi trường, quá trình sản xuất panel vô định hình thải ra lượng khí carbon thấp hơn nhiều so với các công nghệ panel khác.
Hầu hết các panel mặt trời vô định hình đều có công suất thấp. Chúng chỉ có thể làm việc tốt trong hệ thống điện có công suất không quá 300W; không thích hợp cho các công suất lớn hơn, do cần nhiều panel, tăng thêm chi phí lắp đặt, chi phí dây điện… dần dần trở nên không hiệu quả về kinh tế.
Do đó, các panel mặt trời vô định hình thích hợp cho các sản phẩm điện gia dụng di động hoặc cầm tay, được sử dụng dưới dạng nguồn điện tích hợp vào sản phẩm, hoặc cho các hệ thống tương đối lớn, trong đó các panel được tích hợp vào kết cấu mái trên các ngôi nhà mới xây dựng.
Panel mặt trời đa tinh thể
Panel mặt trời đa tinh thể được chế tạo từ nhiều pin mặt trời, mỗi pin đều gồm các lớp tinh thể Si. Dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, chúng có hiệu suất cao hơn panel mặt trời vô định hình, mức hiệu suất khoảng 13-18%.
Kết quả là các panel mặt trời đa tinh thể có kích thước chỉ bằng khoảng một phần ba so với panel vô định hình cùng công suất, do đó chiếm ít diện tích và dễ lắp đặt hơn.
Panel mặt trời đa tinh thể có thời gian sử dụng khoảng 25 năm. Các panel mặt trời được đưa vào sử dụng thương mại khoảng cuối thập niên 1970 và đầu 1980, nhưng nhiều panel này vẫn hoạt động tốt từ đó đến nay.
Quy trình chế tạo panel đa tinh thể tương đối phức tạp, do đó hơi đắt tiền, giá cao hơn panel vô định hình khoảng 20-30%. Tác động môi trường, lượng khí carbon thải ra từ quá trình sản xuất, cũng cao hơn so với panel vô định hình.
Giá thành của panel đa tinh thể đang giảm, nhờ tăng quy mô sản xuất và tăng số lượng máy thu hình có màn hình lớn, sử dụng cùng loại thủy tinh tiêu chuẩn chuyên biệt. Trong năm năm qua, giá loại panel này giảm hằng năm khoảng 25%, và trong thời gian tới sẽ tiếp tục giảm.
Panel mặt trời đơn tinh thể
Panel mặt trời đơn tinh thể gồm nhiều pin quang điện nhỏ, mỗi pin là một lớp mỏng tinh thể Si. Đây là loại panel mặt trời có hiệu suất cao nhất hiện nay, khoảng 15-24%.
Panel mặt trời đơn tinh thể có các đặc tính tương tự panel đa tinh thể. Do hiệu suất cao, chúng là loại panel có kích thước nhỏ nhất (tính theo số watt) hiện nay.
Panel đơn tinh thể có chi phí sản xuất cao nhất, do đó giá đắt nhất, cao hơn khoảng 35-50% so với panel đa tinh thể có cùng công suất.
Chọn công nghệ panel mặt trời
Đối với hầu hết các ứng dụng, panel đa tinh thể là giải pháp tốt nhất, có giá thành hợp lý và kích thước tương đối gọn.
Panel vô định hình có thể là lựa chọn tốt cho các hệ thống công suất nhỏ, nơi có không gian rộng; nhưng không phù hợp với các yêu cầu công suất cao hơn vài trăm watt do kích cỡ chung của chúng, trừ khi bạn có không gian đủ lớn cho các panel này.
Lựa chọn panel mặt trời
Không phải mọi panel mặt trời đều có chất lượng như nhau, loại có xuất xứ từ các công ty nổi tiếng tuy có thể hơi đắt nhưng bảo đảm về chất lượng. Panel mặt trời rẻ tiền, không có thương hiệu, thường có tuổi thọ sử dụng ngắn, hiệu suất giảm mạnh vào những ngày trời nhiều mây.
Lựa chọn panel mặt trời chất lượng
Nếu nguồn đầu tư vào hệ thống điện mặt trời sử dụng trong nhiều năm, bạn nên chọn mua panel mặt trời từ một trong các công ty Kyocera, Panasonic, Clear Skies, Huyndai, Sanyo, Mitsubishi, Solar Frontier, hoặc Sharp. Hiện nay, panel mặt trời đa tinh thể thông dụng là từ công ty Kyocera, và loại vô định hình của các công ty Mitsubishi và Solar Frontier được coi là có chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Mua panel mặt trời loại rẻ tiền
Không phải mọi hệ thống năng lượng mặt trời đều cần phải vận hành tốt đến 20 năm. Nếu bạn cần hệ thống nhỏ, rẻ tiền, cung cấp điện cho xe lữ hành hoặc xe giải trí, hoặc yêu cầu của bạn không quá cao, chẳng hạn cấp điện cho đèn chiếu sáng trong nhà kho, mua panel mặt trời loại rẻ tiền có lẽ là lựa chọn kinh tế và hợp lý.
Trong các năm qua, chất lượng panel mặt trời rẻ tiền được cải tiến liên tục. Cách đây 6-7 năm, mua sản phẩm rẻ tiền, không có thương hiệu do Trung Quốc sản xuất, được coi là giải pháp “phí tiền”. Nhiều panel được lắp ráp không chuẩn, để cho nước chảy qua các rãnh khung và làm hư các pin mặt trời. Hầu hết đều sử dụng kính tấm mỏng, chất lượng kém, bị mờ dần theo thời gian, dễ bị mẻ hoặc nứt, vỡ. Các pin mặt trời trong panel loại này thường không đạt tiêu chuẩn và xuống cấp một cách nhanh chóng.
Hiện nay, hầu hết các vấn đề đó đang được giải quyết hoặc cải tiến, và nếu mua panel mặt trời rẻ tiền trên eBay, bạn sẽ có sản phẩm chất lượng, có thể hoạt động tin cậy trong 5-10 năm, thậm chí lâu hơn. Nếu mua panel mặt trời từ nhà chế tạo mà bạn chưa từng nghe nói đến, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Mua mảng panel có công suất lớn hơn nhu cầu
Nếu mua panel rẻ tiền, bạn có thể tiết kiệm đến 50% chi phí so với sản phẩm có thương hiệu. Tuy nhiên, loại này sẽ xuống cấp nhanh hơn và hiệu suất thấp hơn các sản phẩm nổi tiếng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy mua panel mặt trời với định mức công suất cao hơn (thường biểu hiện dưới dạng công suất đỉnh Wh) nhu cầu thực tế khoảng 15%, hoặc mua thêm các panel mặt trời nếu bạn đặt mua theo mảng panel. Dù mua thêm, bạn vẫn tiết kiệm được chi phí và có công suất dự phòng.
Bảo hành
Với các panel mặt trời rẻ tiền, bạn sẽ không nhận được thời hạn bảo hành 5, 10, 15, hoặc 20 năm, mà thường chỉ là một hoặc hai năm. Bạn hãy kiểm tra kỹ các điều khoản bảo hành.
Bạn hãy xem điều khoản bảo hành bảo đảm công suất tối thiểu trong các điều kiện có kiểm soát. Tiêu chuẩn công nghiệp là bảo đảm không dưới 80% công suất định mức trong các điều kiện có kiểm soát.
Nếu có yêu cầu về bảo hành, hãy kiểm tra để xem cách thức bạn có thể yêu cầu bảo hành. Nói chung, các công ty không có thương hiệu thường lẩn tránh trách nhiệm bảo hành, mua cái mới đôi khi còn tốt hơn là chờ đợi bảo hành.
Bộ lưu trữ năng lượng (Acquy)
Bộ lưu trữ năng lượng trong hệ thống điện mặt trời có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện liên tục và ổn định, đặc biệt trong các tình huống khi không có ánh sáng mặt trời như ban đêm hoặc trong điều kiện trời mây. Bộ lưu trữ năng lượng thường bao gồm một nhóm các pin điện hóa (batteries) được kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống lưu trữ năng lượng.
Cách hoạt động
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời và tạo ra điện năng DC, một phần điện năng này được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trong hệ thống và đồng thời còn dùng để sạc bộ lưu trữ năng lượng.
Trong suốt thời gian có ánh sáng mặt trời, hệ thống biến đổi điện (inverter) sẽ chuyển đổi điện DC từ tấm pin mặt trời thành điện AC phù hợp để sử dụng trong gia đình hoặc doanh nghiệp. Điện AC này được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện, và bất kỳ nguồn dư thừa nào còn lại sau khi cung cấp cho các thiết bị này sẽ được đưa vào quá trình sạc bộ lưu trữ năng lượng.
Khi không có ánh sáng mặt trời, chẳng hạn vào ban đêm hoặc trong điều kiện trời mây khi sản lượng điện mặt trời giảm sút, bộ lưu trữ năng lượng sẽ trở thành nguồn cung cấp chính cho các thiết bị điện. Năng lượng được tích trữ trong bộ lưu trữ từ các ngày có ánh sáng mặt trời sẽ được giải phóng và chuyển đổi thành điện AC thông qua bộ biến đổi điện để cung cấp nguồn điện liên tục.
Lợi ích
- Bộ lưu trữ năng lượng giúp đảm bảo nguồn cung cấp điện liên tục và ổn định trong các tình huống không có ánh sáng mặt trời.
- Hệ thống bộ lưu trữ năng lượng có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cấp điện từ lưới điện công cộng và giảm chi phí tiền điện hàng tháng.
- Bộ lưu trữ năng lượng có khả năng lưu trữ dư thừa năng lượng mặt trời để sử dụng sau này, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Biến tần điện năng lượng mặt trời (Inverter)
Bộ biến tần (inverter) là một thành phần quan trọng trong hệ thống điện mặt trời, có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng từ dạng DC (direct current) sang dạng AC (alternating current). Điện năng mặt trời được tạo ra từ tấm pin mặt trời là dạng DC, nhưng hầu hết các thiết bị điện gia đình và công nghiệp sử dụng làm việc với điện AC. Do đó, bộ biến tần là bộ chuyển đổi quan trọng để đảm bảo rằng điện năng từ tấm pin có thể được sử dụng hiệu quả trong các thiết bị này.
Cách hoạt động
Khi tấm pin mặt trời tạo ra điện năng DC, nó sẽ gửi dòng điện DC này vào bộ biến tần. Bên trong bộ biến tần, có các mạch điện tử và linh kiện đặc biệt được thiết kế để thực hiện quá trình chuyển đổi từ điện DC sang điện AC. Quá trình này bao gồm các bước sau:
Biến đổi DC thành AC: Đầu tiên, điện năng DC từ tấm pin được đưa vào bộ biến tần. Trong phần này, bộ biến tần sẽ sử dụng các linh kiện như bộ biến tần đổi xung (PWM – Pulse Width Modulation) để tạo ra một tín hiệu điện áp và dòng điện theo dạng sóng xung vuông. Sóng xung vuông này tương đối tương tự với dạng sóng của điện AC.
Điều chỉnh tần số và điện áp: Bước tiếp theo là điều chỉnh tần số và điện áp của sóng xung vuông đã tạo ra để tạo ra một tín hiệu điện AC chính xác về tần số và điện áp. Tần số và điện áp của tín hiệu này thường phải phù hợp với chuẩn điện AC sử dụng trong hệ thống điện.
Lọc và kiểm soát chất lượng: Sau khi đã tạo ra tín hiệu điện AC, bộ biến tần sẽ sử dụng các mạch lọc và kiểm soát để làm mịn và điều chỉnh chất lượng của tín hiệu này. Điều này giúp đảm bảo rằng tín hiệu điện AC đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và không gây ra nhiễu loạn mạng lưới điện.
Đưa vào lưới điện hoặc sử dụng trực tiếp: Đối với hệ thống điện mặt trời liên kết với lưới điện công cộng, tín hiệu điện AC sau khi được biến đổi và điều chỉnh chất lượng sẽ được đưa vào lưới điện thông qua hệ thống đấu nối. Nếu hệ thống điện mặt trời đang hoạt động độc lập (tự cung cấp năng lượng), thì tín hiệu điện AC sẽ được sử dụng trực tiếp để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị.
Lợi ích
- Bộ biến tần giúp tối ưu hóa sử dụng điện năng từ tấm pin mặt trời, chuyển đổi từ điện DC sang điện AC để sử dụng trong các thiết bị điện gia đình và công nghiệp.
- Bộ biến tần cũng có khả năng theo dõi và điều chỉnh hiệu suất của hệ thống, bao gồm theo dõi hiệu suất của tấm pin và tự động điều chỉnh công suất đầu ra.
Khung giá lắp pin năng lượng mặt trời
Bạn có thể tự chế tạo khung gá lắp các panel mặt trời hoặc mua hệ thống được chế tạo sẵn theo module.
Khi thiết kế hệ thống gá lắp, bạn phải xét đến lực hoặc tải giá, đủ bền để không bị hư hại khi có gió mạnh. Nếu lắp hệ thống mặt trời ở nơi khí hậu nóng, cần có sự thông gió tốt phía sau các panel để giảm tích tụ nhiệt.
Cấu trúc giá đỡ phải có khả năng điều chỉnh góc nghiêng của mảng panel hướng về mặt trời một cách tối ưu.
Nếu chưa từng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, có lẽ bạn nên mua kết cấu giá đỡ từ nhà cung cấp panel mặt trời. Nếu có kinh nghiệm, bạn có thể tự chế tạo kết cấu giá đỡ tùy theo sở thích.
Dây điện nối mảng Panel
Hệ thống dây điện nối các panel mặt trời với nhau và nối mảng panel mặt trời với bộ điều khiển.
Các cáp điện này được coi là “liên nối kết” mảng panel. Bạn có thể mua chúng với chiều dài chuyên biệt, hoặc tự chế theo yêu cầu. Các cáp này dẫn dòng điện có cường độ lớn, chịu nhiệt độ cao, và tia cực tím. Chúng phải có lớp cách điện đủ dày và dẻo để tránh nguy cơ bị hư hại do động vật.
Nếu định mắc dây cho mảng panel theo kiểu song song thay vì mắc nối tiếp, bạn cần bảo đảm các dây điện chịu được cường độ dòng điện cao phát sinh trong mảng panel. Nếu bạn thiết kế hệ thống mắc song song, phần sau sẽ trình bày phương pháp tính kích cỡ dây cáp điện cần thiết cho các bộ phận trong hệ thống điện độc lập.
Các cầu chì và Cầu dao (Công tắc cô lập)
Khả năng cô lập các phần trong hệ thống điện là rất quan trọng, đặc biệt là trong quá trình lắt đặt hệ thống và thực hiện các hoạt động bảo trì. Ngay cả các điện áp tương đối thấp cũng có thể gây ra tai nạn.
Hệ thống công suất nhỏ cũng nên có cầu chì giữa các acquy và bộ điều khiển và/hoặc bộ biến tần. Nếu xảy ra sự cố bất kỳ trong hệ thống, thay cầu chì luôn luôn rẻ hơn so với sửa chữa hoặc thay acquy, bộ điều khiển bị cháy.
Ngay cả hệ thống nhỏ nhất, bạn cũng cần có các công tắc cô lập (cầu dao) trong thiết kế. Điều này cho phép ngắt điện dãy acquy khi cần bảo dưỡng. Đối với hệ thống có nhiều panel điện mặt trời, và mọi hệ thống nối với điện lưới, cần lắp cầu dao hoặc công tắc cô lập để ngắt nối kết mảng panel mặt trời. Bạn nên lắp cầu dao cho tất cả các mảng panel có công suất định mức từ 100 W trở lên.
Nếu các panel mặt trời của bạn, vì lý do nào đó, phải bố trí hơi xa bộ biến tần hoặc bộ điều khiển, bạn nên có một cầu dao lắp gần các panel mặt trời, và một ở sát bộ biến tần hoặc bộ điều khiển. Bạn có thể dễ dàng ngắt nối kết các panel ra khỏi hệ thống để bảo trì hoặc khi xảy ra sự cố.
Cần chọn cầu dao hoặc công tắc cô lập có khả năng làm việc tốt với mạch DC cường độ dòng điện cao, với các tiếp điểm không phóng hồ quang hoặc tia lửa điện. Các nhà cung cấp hệ thống điện mặt trời thường có sẵn loại công tắc này.
Nếu dự định lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối với điện lưới, bạn cần dùng các cầu dao, công tắc cô lập, có khả năng vận hành với điện AC, để ngắt nối kết bộ biến tần ra khỏi điện lưới. Bạn nên lắp một công tắc cô lập ở gần bộ biến tần, và công tắc thứ hai ở bảng phân phối điện.
Bảo vệ sự cố chạm mát
Bảo vệ sự chạm mát sẽ bảo đảm nếu xảy ra sự cố ngắn mạch trong mảng panel mặt trời, dòng điện sẽ bị cắt gần như tức thời. Điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố ở bộ điều khiển hoặc ở mảng panel, do đó giảm nguy cơ điện giật.
Bảo vệ sự cố chạm mát hoạt động bằng cách đo dòng điện đi vào và đi ra mạch điện. Nếu mọi thứ hoạt động bình thường, dòng điện vào sẽ bằng dòng điện ra. Tuy nhiên, nếu có “rò” điện hoặc ngắn mạch một phần, hệ thống sẽ dễ dàng phát hiện sự chênh lệch cường độ dòng điện và lập tức ngắt mạch. Ngắn mạch một phần có thể xảy ra nếu một panel mặt trời bị gãy, vỡ, hoặc có người, động vật, chạm vào dây điện trần.
Hầu hết các bộ biến tần và bộ điều khiển điện mặt trời đều có bảo vệ sự cố chạm mát, sử dụng thiết bị dòng điện dư (RCD) tích hợp bên trong, ở Hoa Kỳ và Canada, thiết bị này được gọi là bộ ngắt mạch sự cố chạm mát (GFI). Nhiều chuyên gia đề nghị nên lắp bộ bảo vệ sự cố chạm mát riêng rẽ, dù bộ điều khiển hoặc bộ biến tần đã tích hợp thiết bị bảo vệ chạm mát bên trong. Do giá của RCD hoặc GFI tương đối rẻ, và có khả năng tăng tính bảo vệ, bạn nên tuân theo đề nghị của các chuyên gia.
Bạn nên có biện pháp bảo vệ sự cố chạm mát riêng cho các mạch DC và AC:
- Đối với mọi hệ thống panel mặt trời có công suất trên 100 W; và mọi hệ thống được lắp với ngôi nhà, bạn nên có thiết bị bảo vệ sự cố chạm mát giữa các panel mặt trời và bộ điều khiển hoặc bộ biến tần.
- Nếu lắp nguồn điện DC trong nhà để vận hành các trang thiết bị, bạn phải lắp bộ bảo vệ sự cố chạm mát giữa bộ điều khiển và nguồn DC đó.
- Nếu sử dụng bộ biến tần, bạn nên lắp bộ bảo vệ sự cố chạm mát giữa bộ biến tần và tải bất kỳ.
Hiện có các bộ RCD (hoặc GFI) chuyên biệt cho các mạch DC được bán từ các nhà cung cấp panel mặt trời.
VREnergy – Đơn vị tổng thầu EPC điện mặt trời chuyên nghiệp
VREnergy nghe có vẻ như là một đơn vị chuyên về các dự án điện mặt trời dưới mô hình tổng thầu EPC (Engineering, Procurement, Construction), tức là họ chịu trách nhiệm từ giai đoạn thiết kế, mua sắm thiết bị cho đến xây dựng và triển khai dự án điện mặt trời.
Tư vấn sản phẩm và thiết bị chất lượng
VREnergy có vai trò tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những sản phẩm và thiết bị phù hợp nhất cho dự án điện mặt trời của họ. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất và độ bền của hệ thống.
Đội ngũ chuyên gia
VREnergy sở hữu đội ngũ chuyên gia lành nghề, gồm những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời. Điều này đảm bảo rằng dự án được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.
Trang thiết bị hiện đại
VREnergy sử dụng trang thiết bị hiện đại để thực hiện dự án. Điều này có thể đảm bảo rằng quy trình xây dựng và triển khai sẽ được thực hiện với hiệu quả và chất lượng cao.
Chế độ bảo hành và hậu mãi
Điểm này thể hiện cam kết của VREnergy đối với chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Chế độ bảo hành và hậu mãi chuyên tâm giúp khách hàng yên tâm về việc duy trì và sửa chữa hệ thống sau khi hoàn thành dự án.
Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành và góp phần nâng cao giá trị của Quý doanh nghiệp. Với niềm tự hào mang giải pháp siêu việt đi cùng sản phẩm vượt trội, giá thành phù hợp và công tác bảo trì, duy tu ân cần. Đấy chính là điều chúng tôi tâm đắc khi đồng hành cùng quý khách hàng.