Danh mục

Công bố chính sách giá điện mặt trời mới: Giải cứu các dự án đang bế tắc

cong bo chinh sach gia dien mat troi moi giai cuu cac du an dang be tac min

Ngày 22/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13 về Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và chính thức hiệu lực ngay thời điểm công bố. Khi CHÍNH SÁCH GIÁ ĐIỆN MẶT TRỜI đã được xác nhận, điều này tạo nên một “cú twist” cho ngành quang điện phát triển mạnh mẽ.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành năng lượng, khi mọi vấn đề nan giải về giá được giải quyết hoàn toàn. Nào hãy cùng VREnergy sự thay đổi này mang lại những điều mới mẻ gì nhé!

Cơ chế khuyến khích điện mặt trời có gì đổi mới

Trước khi bắt đầu vào phân tích “giá trị” của Quyết định số 13, VREnergy sẽ tổng quát lại các sự thay đổi quan trọng đối với các đối tượng sau:

(1) Bên mua : Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

(2) Bên bán : Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực trong lĩnh vực quang điện.

(3) Dự án điện mặt trời : Các dự án sản xuất điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời theo nguyên lý quang điện.

Đặc biệt đối với:

  • Dự án điện mặt trời trên mái nhà.
  • Dự án điện mặt trời nối lưới (đấu nối vào điện lưới quốc gia).

Sơ lược các điểm nhấn về Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Quyết định số 11 về điện mặt trời (Năm 2017)

Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời năm 2017 chính là: MUA BÁN ĐIỆN TỪ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.

Bất cứ Hộ gia đình, Doanh nghiệp nào tham gia lắp đặt hệ thống điện mặt trời đều có thể thực hiện việc mua bán điện cho EVN. Với các đặc quyền:

  • Đăng ký thủ tục mua bán điện (đăng ký: đồng hồ 2 chiều).
  • Ký kết hợp đồng 20 năm.
  • Hưởng quyền lợi, lợi nhuận từ việc sản xuất sản lượng điện mặt trời từ hệ thống.
  • Giá bán điện: 2.086đ/kWh ~ tương đương với 9.35 Cent/kWh.

Khi Quyết định hiệu lực, đã xảy ra kích thích mạnh nhu cầu lắp đặt của người dân. Thế nhưng đến cột mốc 30/06/2019 thì “chững lại” do chính sách giá điện mặt trời mới.

Và chính sách giá điện mặt trời mới sẽ được điều chỉnh cụ thể ở Quyết định số 13.

Quyết định số 13 về điện mặt trời (Hiện tại: 2020)

Theo Quyết định số 13 ban hành:

  1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện & thanh toán các dự án điện mặt trời từ ngày 01/07/2019 đến ngày 31/12/2019 (giá mua điện là: 1.913 đ/kWh).
  2. Thay đổi biểu giá mua bán điện mới từ 01/01/2020 đến 31/12/2020, giá mua là 1.940 đ/kWh.
  3. Từ năm 2021, giá mua điện sẽ được tính theo Việt Nam đồng tương ứng với 8.38 Cent/Kwh (quy đổi).

BIỂU GIÁ MUA ĐIỆN

(*Lưu ý: Tỷ giá tính theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 03 năm 2020).

STT Công nghệ điện mặt trời VNĐ/kWh Cent/kWh
1 Dự án điện mặt trời nổi 1.783 7.69
2 Dự án điện mặt trời mặt đất 1.644 7.09
3 Dự án điện mặt trời mái nhà 1.943 8.38

Bạn có thể tham khảo thêm: Solar Farm là gì? Nên chọn Solar Farm để đầu tư 2023

Dự kiến tăng trưởng dự án điện mặt trời quy mô lớn

Khi giá điện mới chính thức công bố thì các Nhà đầu tư điện năng lượng mặt trời đã có thể AN TÂM phần nào trong việc rót vốn vào các dự án.

Quả thật, trong bối cảnh thiếu nguồn cung điện vào từ năm 2021. Bộ Công Thương Việt Nam phải cân nhắc các rất nhiều yếu tố để có thể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Và việc Khuyến khích phát triển điện mặt trời là một trong những điều được chú trọng đến!

Thế nhưng những điều các Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp phải cần cân nhắc các yếu tố sau trước khi đầu tư:

  • Đặc tính dự án điện mặt trời : Mái nhà / Mặt nổi / Mặt đất (Sắp xếp theo chi phí thấp dần).
  • Khu vực triển khai dự án : Miền Nam (Cường độ ánh sáng thuận lợi hơn Miền Bắc, nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh).
  • Đường dây chuyển tải điện : Phải đảm bảo.
  • Ngân sách dự án & Tính toán thời gian hoàn vốn.

Dựa trên, Quyết định 13 chúng ta có thể nhận định rằng cơ cấu giá mua bán điện mặt trời đã thay đổi. Song song với các chính sách ưu đãi, các Nhà đầu tư phải cân nhắc rủi ro Quá tải đường truyền trước khi triển khai dự án.

Giải pháp tối ưu: Đầu tư điện mặt trời cho Doanh nghiệp sản xuất

Giải pháp tối ưu cho việc đầu tư hiện nay chính là: Đầu tư lắp đặt điện mặt trời cho Doanh nghiệp hoặc Nhà xưởng sản xuất. Bởi vì chúng ta có thể tối ưu ngân sách và tận dụng triệt để:

  • không gian mới nhà rộng lớn của nhà xưởng.
  • Giảm được các rủi ro đáng về Quá tải đường truyền điện.
  • Đặc biệt thời gian hoàn vốn nhanh hơn việc đầu tư các dự án điện mặt trời mặt đất hoặc mặt nổi.

Hiện tại với Giải pháp Tổng thầu EPC dành cho điện mặt trời, các Nhà đầu tư giảm thiểu được “nổi lo” khi rót nguồn kinh phí lớn và đầu tư chắc chắn có sinh lãi DÀI HẠN.

Hi vọng bài viết hữu ích đối với các bạn hữu đam mê lĩnh vực quang điện này!