Danh mục

Đầu tư điện mặt trời là gì? Tính toán thời gian hoàn vốn mà bạn cần biết 2020

dau tu dien mat troi

Chợt nghĩ, những ngày đầu tham gia vào mảng điện mặt trời…

… Khó khăn và những bâng khuâng, cuối cùng là trăn trở có nên đi theo lĩnh vực này lâu bền hay không?

Thôi tuổi trẻ mà cứ thử sức vùng vẫy cái đã!

Ấy thế là cậu sinh viên mới ra trường đã làm việc một năm trong lĩnh vực mà bất cứ ai cũng phải ngao ngán.

BỞI VÌ

Nó mới, nó còn mang nhiều ẩn số… Mà tất cả mọi người đều lựa chọn một lối đi ỔN ĐỊNH NHẤT!

À thử thách với công việc này! Lương không cao, nhưng cũng đảm bảo. Tất cả đều phụ thuộc vào cố gắng của Bản thân cả thôi.

Làm việc hơn 6 tháng, KẾT QUẢ thì chẳng khả quan mấy…

Và rồi tư vấn bán hàng chỉ loe hoe vài đơn hàng. Tổng kết lại, thì các khách hàng tôi thường gặp là:

− Tìm hiểu để thêm để biết

− Tham khảo để hỏi giá

− Cuối cùng người đã tìm hiểu trước rồi là người đăng ký lắp đặt

Một ngày chán nản, công việc không mấy phát triển… Và rồi chợt nghĩ có nên lắp thử cho gia đình mình không?

Cuối cùng, tôi quyết định đầu tư lắp thử. Thứ nhất cũng được chính sách giảm giá cho nhân viên của công ty, thứ hai cũng trải nghiệm thực tế đối với khách hàng.

Kết quả là trụ đến bây giờ và viết bài chia sẻ đến mọi người tại sao nó hiệu quả? Năng lực hoàn vốn thế nào?

Hãy đọc hết bài viết nhé!

Đầu tư điện mặt trời là gì?

Bắt tay với khái niệm.

Đầu tư điện mặt trời đơn giản là sử dụng hệ thống chuyển đổi năng lượng mặt trời từ những tấm Pin năng lượng (Solar Panel) tạo ra nguồn điện sử dụng thương mại.

Đơn giản hơn là: Nhà máy tạo ra điện từ năng lượng bức xạ mặt trời.

Và có 3 hình thức lắp đặt:

Tương tác lưới

− Độc lập

− Kết hợp (Hydrid)

Ở đây mình chỉ tập trung về hệ thống điện mặt trời TƯƠNG TÁC LƯỚI.

Hệ thống điện mặt trời tương tác lưới điện

dien mat troi hoa luoi

*Chú ý bạn phải đọc thật kỹ phần này!

Hệ thống tương tác lưới phổ biến chỉ bao gồm:

+ Các tấm Solar Panel

+ Inverter chuyển đổi năng lượng từ mặt trời

Do tối ưu phần thiết bị thế nên HỆ HÒA LƯỚI sẽ tiết kiệm hầu như về chi phí với 2 mô hình lắp đặt khác (Độc lập & Kết hợp).

Nguyên lý hoạt động của hệ hòa lưới đơn giản như sau:

(Bạn hãy quan sát hình minh họa phía trên một lần nữa và xem cách tôi trình bày nhé!)

(1) BAN NGÀY, Các PIN NĂNG LƯỢNG sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời (Thời điểm nắng tốt nhất là: 10h – 14h).

(2) Nguồn điện nhận được, chuyển qua INVERTER chuyển đổi dòng điện DC qua AC sử dụng.

(3) Điện năng được chuyển đổi sẽ cung cấp điện cho gia đình.

(4) Nguồn điện dư sẽ chuyển qua CÔNG TƠ ĐIỆN 2 CHIỀU, được ghi nhận lại.

(5) Hòa vào lưới điện quốc gia.

*Ưu điểm: Chi phí thấp, thời gian sử dụng lâu.

*Nhược điểm: Ngắt điện khi điện lưới quốc gia ngưng cung cấp điện (Tránh tình trạng phóng điện khi kỹ sư điện sửa chữa).

Tổng kết là, điện mặt trời dùng hòa lưới sẽ tối ưu về phần chi phí CHI PHÍ và TIẾT KIỆM hữu hiệu nhất cho người lắp đặt.

Tính toán thời gian hoàn vốn

dau tu dien mat troi
Đầu tư điện mặt trời để tạo ra giá trị từ việc tiết kiệm điện – Ảnh minh họa

Tôi nghĩ lợi ích của Điện Mặt Trời là nằm ở chỗ bạn tự sản xuất ra điện – tự sử dụng.

Vi dụ như tại sao bạn lại đầu tư mua máy nước nóng điện mặt trời có giá từ 8.000.000đ – 15.000.000đ để phục vụ nước nóng trong sinh hoạt?

Tất nhiên nó mang lại lợi ích nhất định + thiết yếu: Nhu cầu sử dụng nước nóng.

Vấn đề hoàn vốn thì sao?

=> HOÀN TOÀN KHÔNG, giá trị bạn nhận được chính là giá trị sử dụng lâu bền.

Riêng với hệ thống điện năng lượng mặt trời thì đáp ứng nhiều hơn chính là: chủ động nguồn điện và tạo hiệu quả trong việc TIẾT KIỆM chi tiêu hóa đơn tiền điện hằng tháng.

Do chi phí ban đầu lắp đặt cao nên mọi người vẫn e ngại về tính hiệu quả.

Thế nhưng suy rộng về lợi ích lâu dài thì rất đáng để mọi người quan tâm!

Sau đây mình sẽ lên BÀI TOÁN HOÀN VỐN cho mọi người tìm hiểu:

Lắp đặt công suất phù hợp

Trước tiên mọi người nên định mức công suất phù hợp để lắp đặt.

Ví dụ: Hệ công suất điện mặt trời là 3 kWp (tương ứng tạo ra 360 số điện/tháng). Vậy nếu gia đình bạn sử dụng khoảng 500 số điện/tháng, khi lắp điện mặt trời bạn chỉ thanh toán 500 – 360 = 140 số điện/tháng.

Giá của 140 số điện này bạn chỉ thanh toán ở mức bậc 3. Thay vì chi trả 500 số điện lên tới mức bậc 6 (ĐỐI VỚI ĐIỆN SINH HOẠT)

Vậy với 1 kWp sẽ tạo ra 120 số điện/tháng. Hệ công suất lắp đặt mang lại giá trị nhất tối thiểu là từ: 3 kWp trở lên.

Chi phí đầu tư ban đầu

Hệ thống điện mặt trời = Các tấm Pin năng lượng mặt trời + Inverter chuyển đổi.

Chi phí đầu tư = Số tấm Pin x Giá thành Pin + Giá thành Inverter.

Hiện tại giá thành đầu tư trọn gói điện mặt trời: 20 triệu/kWp.

Vậy với 3 kWp thì chúng ta sẽ đầu tư 60 triệu đồng.

Hoàn vốn & Sinh lãi

*Tổng chi phí đầu tư: 60.000.000đ

Lợi nhuận tạo ra = Số tiền tiết kiệm được + Số tiền bán điện (nếu có).

Đối với hệ 3.0 kWp thì sẽ tạo ra mỗi tháng là: 360 số điện.

Nếu tính giá điện trung bình 3.000đ/số thì chúng ta có: 360 x 3.000 = 1.080.000đ/tháng.

*Lợi nhuận 1 năm chúng ta sẽ có: 1.080.000 x 12 = 12.960.000đ.

*Thời gian hòa vốn = Tổng chi phí đầu tư / Lợi nhuận hằng năm.

Vậy thời gian hòa vốn là: 60.000.000 / 12.960.000 = 4.63 năm.

Đó là bài toán đơn giản để giúp mọi người hình dung.

Kết luận

Hệ thống năng lượng mặt trời sẽ PHÙ HỢP NHẤT với các đối tượng gia đình sử dụng điện vượt mức bậc 6 (Trên 400 kWh).

Tùy thuộc vào nhu cầu, chúng ta sẽ tăng mức đầu tư theo hình thức nào:

− Tiết kiệm thông qua hình thức triệt tiêu bớt lượng điện sử dụng bên phía EVN.

− Tạo ra thu nhập thụ động bằng việc bán điện hằng tháng cho EVN.

Thế nhưng dù dùng với bất kỳ mục đích nào, chúng ta phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để đối soát tài chính của gia đình mà đưa ra quyết định đúng nhất: đầu tư điện mặt trời.

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!