Thực chất bài viết này dành cho mọi người quan tâm đến điện mặt trời, đó có thể là chủ nhà xưởng may, chủ doanh nghiệp, chứ không riêng về hộ gia đình. Hãy xem chúng là mô hình KINH TẾ KẾT HỢP. Và nếu là mô hình kinh tế thì sẽ có 2 nguyên tắc:
- Bạn giỏi – Bạn tạo ra LỢI NHUẬN (1)
- Bạn không giỏi – Bạn có thể THAM KHẢO (2)
Bài viết có thể rất dài và dành cho người mong muốn PHÁT TRIỂN kinh tế gia đình thông qua việc áp dụng mô hình: điện mặt trời áp mái
Điện mặt trời áp mái là gì?
Theo định nghĩa gần gũi, điện mặt trời áp mái là xây dựng một hệ thống tấm pin năng lương trên mái nhà để chúng tạo ra thành phẩm (điện) để phục vụ mục đích:
- Sử dụng cho gia đình
- Nếu dư thì bán lại cho công ty điện lực
Và mô hình này được gọi là: điện mặt trời áp mái hòa lưới điện
- Trứng gà
- Nếu đủ trọng lượng thì đi bán ngoài chợ
− Ý nghĩa cuối cùng của 2 ví dụ trên đi đến chúng kết quả tạo dòng kinh tế lợi ích cho gia đình.
Trong quá trình tư vấn lắp điện mặt trời cho các hộ gia đình ở TP HCM từ năm 2015. Khi triển khai chúng tôi nhận được sự từ chối vui vẻ của các anh/chị: vì 2 vấn đề:
- Sợ chi tiền (1)
- Sợ không hiệu quả (2)
− Đó là vấn đề khó khăn chúng tôi gặp phải! Nhưng vui mừng là chúng tôi có được một vài khách hàng thử!
Tư vấn – Triển khai phương án – Lắp đặt – Kiểm soát hiệu quả, dần dần chúng tôi nhận được sự tin tưởng của khách hàng chỉnh bởi: “Chi tiền có hiệu quả hẳn hoi”.
Hiệu quả kinh tế từ Điện mặt trời áp mái
Phần này chúng tôi sẽ chia sẻ từng giai đoạn để mọi người có cái nhìn tổng quan về điện mặt trời. Hiểu rằng không phải tự nhiên dễ ăn tiền từ “ông mặt trời” với “ông điện lực” đâu…
- Thứ nhất là nói rõ về từng giai đoạn
- Thứ hai là chứng minh hiệu quả có đúng “như lời đồn”
Tại sao phải dài dòng mà không đi trực tiếp vào hiệu quả luôn. Câu trả lời là khi bạn nhận rõ ra từng giai đoạn phát triển của ngành quang điện, thì bạn mới hình dung được bức tranh lợi nhuận đó cụ thể ra sao!
Giai đoạn năm 2015 – 04/2017
Đối với giai đoạn này chúng tôi tập trung 2 đối tượng khách hàng chính:
- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Doanh nghiệp thì có thể tham khảo mô hình này: Mô hình ESCO cho Doanh nghiệp
Lúc đó thị trường điện mặt trời chưa sôi nổi như bây giờ. Người dân biết đến thì ít, sử dụng thì thuộc dạng hiếm…
− Quả thực năm 2015 là một năm thử thách cũng như là cơ hội lớn với chúng tôi. Thời điểm đó giá điện tăng 7,5% nên mọi người sử dụng điện công tơ đo điện nhích đến hơn 400 số bắt đầu lo lắng.
Từ đó hình thành 2 thái cực cho người dân về ý thức sử dụng điện:
- Sử dụng một cách chừng mực (1)
- Tìm giải pháp tiết kiệm điện (2)
− Đây là đổi tượng “béo bở” cho chúng tôi tiếp cận và tất nhiên tiếp cận họ để mang giải pháp điện mặt trời đến tư vấn.
Giai đoạn này chúng tôi chỉ hướng đến tiết kiệm điện tối ưu. Thế nên chỉ dừng lại mức công suất phù hợp nhất hoặc lớn hơn để dự trù tương lai.
Khó khăn chúng tôi gặp phải chứng thực Sản phẩm chất lượng + Bài toán hiệu quả kinh tế.
Sau khi tư vấn và “vạch sạch” tất cả hiệu quả trong kinh tế thì chúng tôi nhận được sự đồng ý của khách hàng này…
… Nhưng với một điều kiện phải chứng minh Tất cả sản phẩm chúng tôi phải đúng là hàng ngoại nhập, hàng chất lượng cao như đã tư vấn.
Bật mí thêm, vị khách hàng này sử dụng điện khoảng mức 3 triệu đồng/tháng. Công việc là đảm nhiệm vị trí Trưởng công an.
Tất nhiên để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và chứng minh “vàng thật không sợ lửa”. Phía công ty đã đầu tư một hệ thống Check in công nghệ cao để chứng minh CO, CQ (Chứng chỉ nguồn gốc + chất lượng).
Giai đoạn 04/2017 – 30/06/2019
Khi triển khai và đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi nhận được nhiều lời giới thiệu đến lắp cho người thân của họ.
Giai đoạn này sôi động, nhộn nhịp hơn vì:
− Cải tiến công nghệ cao, giá thành sản phẩm xuống
− Khách hàng từ năm 2015 trải nghiệm hiệu quả và giới thiệu thêm nhiều người.
− Thủ tướng Chính phủ khuyến khích lắp đặt và có thể bán điện dư từ hệ thống cho EVN.
Lúc này chiến lược tư vấn khách hàng thay đổi:
− Tư vấn để tiết kiệm
− Tư vấn để sử dụng và bán điện dài hạn
Qua một cửa thử thách, chúng tôi phải đối mặt sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ.
Giai đoạn này chúng tôi tập trung ổn định và phát triển thương hiệu của mình để tạo lợi thế cạnh tranh.
Bằng chứng là:
+ 400 dự án điện năng lượng mặt trời gia đình – Tổng công suất: 2 MWP
+ 20 dự án điện mặt trời cho doanh nghiệp – Tổng công suất: 2MWP
+ 2 Nhà máy điện mặt trời – Tổng công suất: 190 MWP
Thời điểm này thì giá điện tăng 2 lần:
+ Năm 2017 tăng 6,08%
+ Năm 04/2019 tăng 8,36%
Nên người dân, đặc biệt là hộ gia đình có sự quan tâm mạnh đến điện mặt trời.
Giá điện tăng chính là áp lực thúc đẩy lớn nhất để người dân sử dụng giải pháp điện mặt trời.
Giai đoạn 30/06/2019 đến nay
Giai đoạn này thử thách lớn đối với toàn bộ ngành điện mặt trời.
Sau thời gian 30/06/2019, Chính sách phát triển điện mặt trời đang chờ quy hoạch giá mới.
Vì thế sau giai đoạn này điện năng lượng mặt trời phát dư lên lưới chỉ được ghi nhận qua công tơ điện 2 chiều và chờ thanh toán cho đến khi có giá mới của Thủ tướng Chính phủ chính thức công bố.
Thế nên người dân lắp đặt sau giai đoạn này, nếu đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình chỉ nên dừng ở mức công suất phù hợp để tiết kiệm. Thay vì lắp dư để bán điện như trước.
Thế nên giải pháp tư vấn giai đoạn này là:
- Tư vấn lắp phù hợp
- Tư vấn lắp mở rộng trong tương lai
Đính chính lại hiện tại (25/12/2019), phía điện lực vẫn hỗ trợ các gia đình lắp điện mặt trời áp mái là hợp đồng mua bán điện cho EVN.
TỔNG KẾT LẠI
Sau các giai đoạn giúp bạn đã hiểu thêm về điện mặt trời.
Quan trọng hơn, giá điện luôn biến động tăng theo hằng năm, thế nên nếu nắm được hiệu quả sử dụng năng lượng sạch này bạn sẽ không chần chừ gì lựa chọn ngay để giảm gánh nặng kinh tế gia đình về điện năng.
Bài toán hiệu quả: Điện mặt trời gia đình
Những vị khách hàng lắp từ 2017 hiệu quả ra sao?
Làm thủ tục bán điện có khó không?
Lắp thời điểm vào năm 2017 được lợi ích gì?
Lắp ở thời điểm hiện tại được lợi ích gì?
Các bước tính toán: Nên triển khai hay không?
*Trước hết các bạn nên chú ý đên 4 lợi ích từ điện mặt trời cho ngôi nhà của bạn:
#1 Sử dụng tiền không lo nhiều về túi tiền
#2 Giảm chi phí khi giá điện tăng đột biến
#3 Tăng giá trị hình ảnh, làm ngôi nhà trở nên hiện tại
#4 Trở thành gia đình tiên phong theo lối sống sạch
*Những yếu tố cơ bản để đầu tư điện mặt trời áp mái:
#1 Số điện sử dụng – Khung thời gian sử dụng điện năng nhiều/ít
#2 Vị trí lắp đặt – Trên mái nhà, hình thức áp mái (đối với mái ngói, mái tôn)
#3 Mức công suất định mức – Lắp để đạt hiệu quả tiết kiệm hay muốn dụ trù bán điện trong tương lai
#4 Sản phẩm/thiết bị lựa chọn – Nếu tối ưu được mức công suất, bạn sẽ cân đối được số tiền chi ra cho các thiết bị
#5 Dự kiến ngân sách và Phương án lắp đặt – Mục đích xem xét tài chính, đảm bảo kinh tế gia đình
*Ở phần này chúng tôi sẽ đưa ra số liệu cụ thể để bạn dự toán mình có thể đầu tư và áp dụng ngay:
Bước 1: Cân nhắc số điện năng tiêu thụ
Nếu cân nhắc theo số liệu hóa đơn điện cho HỘ GIA ĐÌNH:
Để tiết kiệm điện hiệu quả chúng ta cần:
− Giảm số điện sử dụng ở bậc cao nhất về bậc thấp.
− Giảm đi thuế GTGT (10%) tiền điện.
Chung quy là: Giảm điện năng tiêu thụ.
Bước 2: Tự khảo sát nơi lắp đặt
MÁI NHÀ: Mái ngói / Mái tôn / Bê tông khối.
*Nếu nhà bạn thuộc MÁI NGÓI, MÁI TÔN thì sẽ lắp ráp các tấm pin năng lượng áp sát mái nhà. Còn mái nhà là BÊ TÔNG thì bạn cần lắp đặt thêm giá đỡ.
HƯỚNG MÁI NHÀ: Hướng đón nắng TỐT NHẤT là hướng Nam.
*Nếu trường hợp mái nhà của bạn không nghiêng về hướng Nam, bạn có thể điều chỉnh bằng khung giá đỡ.
VẬT CẢN XUNG QUANH: Cây cối / Tòa nhà cao tầng…
*Nếu hệ thống bị che khuất thì hiệu suất của các Pin năng lượng tạo ra sẽ bị hụt giảm nhanh chóng.
Cuối cùng là đo đạc DIỆN TÍCH để tính quy mô lắp các tấm Pin năng lượng (Solar Panel).
Bước 3: Dự toán công suất lắp đặt
Hiện tại công suất hệ thống điện mặt trời hiệu quả nhất cho người dân dao động từ: 2 – 3 kWp (Tiền điện: dưới 1 triệu đồng).
Thế nhưng nếu đầu tư thì bạn nên lựa chọn từ 3 kWp.
Ví dụ: Với hóa đơn 400 số điện/tháng. Bạn sẽ rất phù hợp với gói công suất 3 kWp:
− Mỗi tháng hệ thống sẽ tạo ra: 372 số điện (trung bình 4h nắng/ngày)
− Hệ thống hoạt động từ khi có bức xạ năng lượng mặt trời là từ 10h – 14h (lượng nắng đảm bảo).
− Ban ngày bạn sẽ sử dụng điện mặt trời là: chiếm 60% = 240 số điện/tháng.
− Ban đêm bạn sẽ sử dụng điện từ EVN: chiếm 40% = 160 số điện/tháng.
− Số lượng điện dư hòa lưới là: 372 – 240 = 132 số điện/tháng (Phần bán lại cho EVN).
Với 132 số điện, bạn sẽ nhận được là 284.000đ/tháng (Giá bán điện là 2.156đ/kWh).
Vậy bạn chỉ thanh toán mỗi tháng với 400 số điện là: 320.000 – 284.000 = 36.000đ/tháng.
Bước 4: Chọn sản phẩm/thiết bị
Hiện tại trên thị trường chia làm 3 loại sản phẩm:
+ Cao cấp
+ Tầm trung
+ Phổ thông
Phụ thuộc vào năng lực tiêu dùng của bạn để lựa chọn sản phẩm thích hợp. Thế nhưng bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp tên tuổi để đạt độ đảm bảo tốt nhất.
Bước 5: Xem xét ngân sách
Hiện tại giá thị trường cho 1 kWp = 20 triệu đồng.
Tương ứng với 3.0 kWp bạn phải chi trả 60 triệu đồng.
Do sản phẩm điện năng lượng mặt trời cho gia đình sẽ đặc thù hơn ở chỗ sử dụng DÀI HẠN (25 năm).
Vì vậy bạn phải cân đối, tính toán thật kỹ để đưa ra quyết định.
Nếu tài chính vẫn chưa ổn định thì bạn có thể lựa chọn giải pháp
− Sử dụng gói tín dụng xanh từ ngân hàng: Hỗ trợ chi phí 70%, bạn chỉ cần 30% giá trị sản phẩm (18 triệu đồng với hệ 3.0 kWp).
− Chia nhỏ gói lắp đặt:
+ Ban đầu: bạn sẽ lắp đặt từ 2.0 kWp.
+ Tiếp theo đó: bạn sẽ lắp nốt phần còn lại.
Kết luận
Đầu tư bài toán kinh tế gia đình dựa trên điện mặt trời chủ yếu xuất phát từ mục tiêu: TIẾT KIỆM.
Lợi ích song song đó vẫn là giảm thiểu giá tiền khi giá điện tăng hằng năm.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể lắp đặt hệ công suất cao hơn để sinh lợi nhuận nếu lựa chọn phương án bán điện cho Công ty Điện lực.
Bài viết VR Energy cố gắng đơn giản hóa để giúp mọi người dễ tiếp cận hơn. Khi tư vấn chúng tôi sẽ dùng các kỹ thuật và phần mềm để hiển thị mô phỏng thực tế cho khách hàng tham khảo tốt nhất!