Danh mục

Điều kiện kinh doanh điện mặt trời là gì? Những điều cần biết

kinh-doanh-dien-mat-troi-2

Được đánh giá là một trong số các nguồn năng lượng tái tạo quý giá nhất của trái đất, ánh nắng mặt trời đã và đang trở thành nguồn năng lượng khai thác và phát triển ở trên toàn thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là việc xây dựng và lắp đặt hệ thống điện lưới năng lượng mặt trời sạch. Vậy, điều kiện kinh doanh điện mặt trời là gì? Cùng với VrSolar tìm hiểu thông tin này ngay dưới bài viết sau bạn nhé!

Điều kiện kinh doanh điện mặt trời là gì?

Để có thể đầu tư kinh doanh đối với các dự án điện mặt trời, chủ đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản sau:

kinh-doanh-dien-mat-troi-1
Điều kiện kinh doanh điện mặt trời khá phức tạp

Đối với dự án đầu tư điện mặt trời nối lưới

  • Chủ đầu tư điện mặt trời chỉ được lập dự án đầu tư có trong bản quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Hoặc nằm trong bản quy hoạch phát triển về điện lực cấp Quốc gia, cấp tỉnh được phê duyệt.
  • Nội dung dự án đầu tư điện mặt trời cần phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và một số yêu cầu sau:

– Đánh giá chính xác những ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với điện nằm trong khu vực.

– Sở hữu thiết bị kết nối với hệ thống SCADA hoặc cung cấp thông tin điều độ nhằm đảm bảo thông tin dự báo sản lượng điện được phát theo giờ đến cơ quan điều độ quyền điều khiển.

  • Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu các dự án điện mặt trời nối lưới không thấp hơn 20%/tổng mức đầu tư.
  • Diện tích sử dụng đất không được phép vượt quá 1.2 ha/1MWp.

Đối với đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà

Dưới đây là một số điều kiện kinh doanh điện mặt trời trên mái nhà mà chủ đầu tư không nên bỏ qua:

  • Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.
  • Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.
  • Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.
  • Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.

Quy trình đăng ký kinh doanh điện mặt trời

Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua Cổng thông tin Quốc gia. Hồ sơ đăng ký của nhà đầu tư qua mạng điện tử sẽ có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ bản giấy. Cụ thể:

kinh-doanh-dien-mat-troi-2
Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua Cổng thông tin Quốc gia

Về cách thực hiện

  • Các cá nhân, tổ chức có thể chọn lựa hình thức đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.
  • Các cá nhân, tổ chức lựa chọn dùng chữ ký số công cộng hoặc dùng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký qua mạng điện tử.

Quy trình đăng ký doanh nghiệp điện mặt trời qua điện tử dùng chữ ký số công cộng

  • Người đại diện sẽ tiến hành kê khai thông tin theo pháp luật. Sau đó, họ phải tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.
  • Khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, người đại diện pháp luật sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với trường hợp đủ ddieuf kiện, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan Thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Đến khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cuối cùng họ sẽ thông báo cho doanh nghiệp nắm rõ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông áo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.

Quy trình đăng ký kinh doanh điện năng lượng mặt trời dùng tài khoản đăng ký kinh doanh

  • Người đại diện sẽ thực hiện kê khai thông tin và tải văn bản điện tử liên quan đến giấy tờ chứng thực tại cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp tài khoản.
  • Sau đó, người đại diện sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.
  • Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nhiệm vụ xem xét và gửi thông qua cho doanh nghiệp qua mạng điện tử để yêu cầu bổ sung, sửa đổi nếu chưa hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận, sau đó gửi thông tin đến cơ quan Thuế để xin mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy kèm với giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đến phòng Kinh doanh. 
  • Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu các đầu mục có trong hồ sơ với đầu mục hồ sơ của doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử. Cuối cùng, phòng sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu được thống nhất.
kinh-doanh-dien-mat-troi-3
Quy trình đăng ký kinh doanh điện năng lượng mặt trời dùng tài khoản đăng ký kinh doanh

Kết luận:

Như vậy, điều kiện và quá trình kinh doanh điện mặt trời đòi hỏi thủ tục khá phức tạp. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về chủ đề này, hãy liên hệ ngay cho VR Energy để được hỗ trợ kịp thời nhé!