Hướng dẫn cách đọc hiểu thông số tấm pin năng lượng mặt trời

thong so tam pin nang luong mat troi

Trước khi đưa ra quyết định mua pin năng lượng mặt trời, bạn cần phải nắm rõ các thông số và các thuật ngữ liên quan. Nếu bạn đang còn mơ hồ về các thông số này, vui lòng tham khảo ngay bài viết sau của VR Energy. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc hiểu thông số tấm pin năng lượng mặt trời để các bạn quan tâm có thể nắm rõ.

Những điều kiện thử nghiệm của pin năng lượng mặt trời

Hiện nay, pin năng lượng mặt trời sở hữu 2 thông số riêng gồm: Điều kiện thường và điều kiện chuẩn. Trong đó:

Đối với điều kiện chuẩn

Điều kiện chuẩn hay còn gọi là STC, là bộ tiêu chuẩn được thiết lập nhằm mục đích kiểm tra chất lượng tấm pin. Từ thay đổi điện áp, dòng điện phụ thuộc vào cường độ bức xạ và nhiệt độ. Hầu hết các tấm pin mặt trời đều được kiểm tra cùng một tiêu chuẩn điều kiện giống nhau.

Tại điều kiện tiêu chuẩn, lượng bức xạ mặt trời dao động 1000W/m2. Áp suất khí quyển đạt 1.5AM và nhiệt độ môi trường đạt 25 độ C. Riêng các tấm pin được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhân tạo cùng độ bức xạ tương đương là 1000 W/m2. 

thong-so-tam-pin-nang-luong-mat-troi
Điều kiện chuẩn hay còn gọi là STC, là bộ tiêu chuẩn được thiết lập nhằm mục đích kiểm tra chất lượng tấm pin

Đối với điều kiện thường

Điều kiện thường hay còn gọi là NOCT, đây chính là nhiệt độ tế bào hoạt động danh nghĩa. Chúng được thiết lập ra từ thí nghiệm STC không đáp ứng đầy đủ điều kiện tương tự với thực tế. Ví dụ điển hình như nhiệt độ ban trưa không thể nào là 25 độ C mà cao hơn rất nhiều.

NOCT sẽ cung cấp cho mọi người nhìn rõ được cái nhìn thực tế hơn về điều kiện môi trường tự nhiên. Đồng thời, cung cấp cho người tiêu dùng có được đánh giá chính xác hơn về các tấm pin mặt trời.

Trong điều kiện bình thường, NOCT sẽ cung cấp lượng bức xạ mặt trời đạt 800 W/m2. Áp suất khí quyển đạt 1.5 AM, nhiệt độ môi trường đạt 20 độ C.Riêng tốc độ gió đạt 1m/s nhằm thể hiện được luồng gió lưu thông qua tấm pin ở thực tế.

Hướng dẫn cách đọc hiểu thông số tấm pin năng lượng mặt trời

Dưới đây, VR Energy sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc hiểu các thông số tấm pin năng lượng mặt trời để các bạn quan tâm có thể nắm rõ:

Điện áp hở mạch

Đây chính là mức đầu ra của hệ thống pin mặt trời khi có tải. Tấm pin mặt trời sẽ không được kết nối với bất kỳ thứ gì, đồng thời không có tải, không có dòng điện được tạo ra. Người dùng có thể sử dụng vôn kế để thực hiện đo ở 2 đầu cực tấm pin. 

Điện áp hở mạch là thông số tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng. Vậy nên đây chính là số để xác định có bao nhiêu tấm pin trong 1 dãy có khả năng kết nối với biến tần/điều khiển sạc trực tiếp.

Điện áp hở mạch có thể được tạo ra trong thời gian ngắn, nhất là khi mặt trời mọc và các tấm pin đang còn mát. Những thiết bị điện tử sẽ được kết nối với nhau nhưng chúng không hoạt động trở lại.

Lưu ý: Bạn cần đảm bảo thiết bị bảo vệ như aptomat hay cầu chì có thể bảo vệ quá dòng mà không phải quá áp. Vậy nên, nếu điện áp đưa vào hệ thống quá cao sẽ gây ra tình trạng hư hỏng thiết bị.

dien-ap-ho-mach-lafdau-ra-cua-he-thong-pin-mat-troi
Điện áp hở mạch là mức đầu ra của hệ thống pin mặt trời khi có tải

Đối với dòng điện ngắn mạch

Dòng điện ngắn mạch được sinh ra khi chúng kết nối đầu dương và âm của tấm pin năng lượng vào với nhau. Chúng là mức cường độ mà tấm pin năng lượng tạo ra khi không được kết nối với hệ thống tải. Bạn có thể dùng ampe kế để đo và đọc được thông số này. Dòng điện ngắn mạch chính là nguồn điện Max mà pin năng lượng có thể san sinh trong điều kiện chuẩn.

Để xác định chuẩn xác dòng điện mà thiết bị kết nối như điều khiển sạc hay inverter, bạn có thể dùng Isc. Thường sẽ nhân với 1.25 lần so với dòng điện ngắn mạch. 

Đối với điểm công suất cực đại

Điểm công suất cực đại hay còn gọi là Pmax, là điểm công suất đem lại sản lượng cao điện mặt trời tốt nhất. Nó chính là nơi kết hợp hoàn hảo giữa điện áp cùng với cường độ dòng điện đạt mức cao nhất. Hiểu một cách đơn giản thì nó là điểm công lớn nhất của hệ thống đồ thị. Thường khi dùng điều khiển sạc hoặc inverter có MPPT thì đó chính là điểm mà MPPT giữ để đạt được công suất tối đa.

Đối với điện áp làm việc với công suất cực đại

VMPP hay còn gọi là công suất cực đại, chúng được sản sinh ra khi công suất đầu ra đạt mức lớn nhất. VMPP chính là điện áp thực tế mà bản thân bạn muốn xem khi được kết nối với thiết bị điều khiển sạc MPPT hoặc với bộ biến tần hòa lưới trong điều kiện thí nghiệm tiêu chuẩn.

VMPP-cong-suat-cuc-dai-pin-nang-luong-mat-troi
VMPP hay còn gọi là công suất cực đại, chúng được sản sinh ra khi công suất đầu ra đạt mức lớn nhất

Đối với dòng điện tại công suất cực đại

Dòng điện tại công suất cực đại hay còn gọi là IMPP, đây chính là cường độ dòng điện đạt được khi công suất đầu ra lớn nhất. IMPP là cường độ dòng điện thực tế mà khách hàng muốn xem khi nó kết nối với thiết bị điện năng lượng mặt trời MPPT tại điều kiện thí nghiệm tiêu chuẩn.

Đối với điện áp định mức

Thông số tấm pin năng lượng mặt trời tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua chính là điện áp định mức. Nó là 1 trong số các thông số khiến cho nhiều khách hàn bối rối. Bởi lẽ, điện áp định mức không phải là điện áp thực mà người dùng thực sự đo được. 

Ví dụ: 1 tấm pin mặt trời 12V, có VOC đạt 22V, VMP đạt 17V. Nó được dùng để sạc pin 12V nhưng trong thực tế là 14V. Điện áp danh nghĩa sẽ cho người dùng biết thiết bị nào sẽ tương thích với thiết bị nào.

Kết luận:

Vừa rồi các bạn đã tham khảo xong cách đọc thông số tấm pin năng lượng mặt trời mà VR Energy đã chia sẻ ở trên. Nếu còn điều gì chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp cụ thể cho các bạn tham khảo.