Bạn đang dự định lắp đặt hệ thống điện gió cho gia đình/công trình xây dựng sắp tới? Bạn đang tìm hiểu về quy trình lắp đặt điện gió mới nhất 2021? Vậy, hãy để VR Energy hướng dẫn chi tiết ngay dưới bài viết sau để các bạn tham khảo và áp dụng theo nhé!
Lắp đặt hệ thống điện gió – Lên kế hoạch lắp tuabin gió
Bước đầu tiên trong lắp đặt điện gió mà bạn cần phải thực hiện chính là lên kế hoạch cụ thể về lắp tuabin gió. Cụ thể:
- Bước 1: Xác định rõ vận tốc gió trung bình tại nơi mà bạn muốn đặt tuabin: Nếu muốn phát điện đạt hiệu quả tối đa, bạn cần đảm bảo tuabin hoạt động với tốc độ gió đạt ít nhất 11 đến 16 km/h.
- Bước 2: Xem xét kỹ luật về xây dựng liên quan đến hệ thống tuabin gió: Bạn cần phải dành thời gian để kiểm tra với cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tuabin gió không phạm luật.
- Bước 3: Đánh giá không gian đặt hệ thống tuabin gió: Bạn nên dành ít nhất 0.2 ha cho tuabin gió. Công suất phát điện đạt 3 kilowatt, 0.4 hecta cho tuabin có công suất 10 kilowatt.
- Bước 4: Dùng cánh tuabin sản xuất sẵn hoặc cánh tuabin tự làm.
- Bước 5: Lựa chọn máy phát điện: Bạn cần phải có kế hoạch kết nối tuabin gió cùng máy phát điện cụ thể để tạo ra điện. Lưu ý, bạn không nên sử dụng máy phát điện ô tô làm máy phát điện tuabin gió. Bởi tuabin gió cần tốc độ quay nhanh hơn.

Lắp đặt hệ thống điện gió – Ráp trục quay và tay quay tuabin gió trục đứng
Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện chính là lắp ráp trục quay và tay quay hệ thống tuabin gió trục đứng. Cụ thể:
Đối với ráp trục quay
Bạn cần hàn trục quay vào với đế trục, tuy nhiên trên thị trường có nhiều bộ tuabin gió sản xuất sẵn đã thực hiện hàn 2 phần này lại với nhau. Sau khi đã lắp ráp trục quay xong, bạn hãy lắp ráp từng phần còn lại vào trục theo thứ tự.
Đối với trượt đĩa nhông vào trục quay
Bạn nên lắp bạc đan giữa 2 phần đĩa nhông và trục quay để tranh ma sát, hư hỏng. Khoảng cách từ vị trí bạc đạn đến đế trục quay dao động 10.2cm. Đối với trường hợp bạn không mua nguyên bộ và tự chế đĩa nhông thì nên cân nhắc việc dùng nhông 4 on 4 của xe romooc.
Đối với gắn đĩa quay dưới vào nhông
Đĩa quay cần đảm bảo có lỗ để trượt vào núm nhô ra ở trên nhông. Đồng thời có tai nhô ra để nối tay quay vào. Khớp đĩa quay vào núm nhông và cố định vào vị trí. Đến khi căn chỉnh cân đối đĩa quay tại nhông, bạn hãy siết cố định bằng đai ốc bánh xe.
Đối với kết nối tay quay
Bạn cần chuẩn bị bu lông để thực hiện nối tay quay vào các tai đĩa quay dưới và con đệm nhằm phân tách tay quay dưới và trên. Sau đó, bạn hãy trượt con bu lông vào lỗ trên tai đĩa quay, khớp tay quay vào bu lông đó. Sử dụng 2 tay vặn bu lông vào đĩa quay để giữ cố định đĩa quay. Để đảm bảo tính liên kết chắc chắn, bạn hãy sử dụng dung dịch khóa ren được bán tại các cửa hàng kim khí.
Đối với gắn bốn chốt vào đĩa quay trên
Bạn cần đảm bảo các chốt này phải có ren, mỗi chốt cần có độ dày đạt 0.635cm và chiều dài đạt 6cm. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng cưa sắt để tiến hành cắt các chốt sao cho đạt chiều dài chuẩn yêu cầu. Cuối cùng, bạn hãy dùng tay để vặn chốt vào mặt trên đĩa quay để chốt được phân bố đều quanh trục quay.

Lắp đặt hệ thống điện gió – Lắp nam châm tuabin gió trục đứng
Đến bước lắp đặt nam châm tuabin gió trục đứng, bạn cần phải hoàn thành các đầu việc sau:
- Tiến hành lắp rotor nam châm dưới vào chốt.
- Thực hiện chế tạo rotor nam châm nếu cần thiết. Riêng các rotor tự chế, bạn nên phân bố đều thỏi nam châm ở quanh mép đĩa.
- Tiến hành lắp đặt các con đệm vào chốt
- Tiến hành đặt stato vào trên rotor nam châm ở phía dưới.
- Tiến hành chế tạo máy cuốn stato tại nhà.
- Tiến hành lắp đặt rotor nam châm ở phía trên.
Lắp đặt hệ thống điện gió – Hoàn thành kết cấu chính của tuabin
Đối với bước hoàn thành kết cấu chính tuabin, bạn cần thực hiện đầy đủ theo các đầu việc cơ bản sau:
- Bước 1: Tiến hành tháo kết cấu tuabin khỏi trục quay hệ thống.
- Bước 2: Thực hiện dàn đế trục quay vào tháp.
- Bước 3: Thực hiện lắp giá đỡ cho hệ thống trục quay và stato.
- Bước 4: Triển khai lắp vòng bạc đạn côn vào hệ thống trục quay.
- Bước 5: Triển khai gắn kết cấu hình chính của hệ thống tuabin gió.
- Bước 6: Tiến hành siết chặt stato và lắp đặt nắp tra mỡ nhằm mục đích hoàn thành kết cấu tuabin gió.

Lắp đặt hệ thống điện gió – Lắp đặt linh kiện điện tuabin gió
Đến phần lắp đặt linh kiện điện tuabin gió, bạn hãy thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Triển khai nối bộ điều khiển sạc vào bình ắc quy hoặc mạch điện.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy kết nối dây điện có vỏ bọc vào hệ thống bộ điều khiển sạc.
- Bước 3: Tiến hành luồn dây điện từ phần gốc và đi qua trục tháp.
- Bước 4: Triển khai nối vào bình ắc quy hoặc mạch điện.
Lời khuyên của chuyên gia
Khi lắp đặt hệ thống tuabin gió, bạn nên bọc kín bộ điều sạc, đồng thời không đặt tại nơi ẩm ướt. Bạn nên kết nối trực tiếp với áp kể để có thể theo dõi dòng điện xuất ra một cách thuận tiện nhất.
Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu thêm về tình trạng hoạt động của đàn chim di khu tại khu vực bạn đang sinh sống. Nếu khu vực đó có chim cư đông thì bạn không nên xây dựng hệ thống tuabin gió.
Kết luận:
Vậy là VR Energy đã hướng dẫn xong cách lắp đặt hệ thống điện gió mới nhất 2021 để các bạn quan tâm có thể nắm rõ. Nếu có nhu cầu tìm đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt điện gió chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn và báo giá kịp thời bạn nhé!