Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đang trở thành xu hướng phổ biến, mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho chính gia đình và doanh nghiệp.
Từ năm 2019, ngành năng lượng mặt trời đã có bước ngoặt lớn, nhận được chú ý tích cực từ cộng đồng. Và nhiều dự án điện mặt trời đã được triển khai từ quy mô hộ gia đình cho đến nhà máy điện mặt trời, góp phần làm giảm phụ thuộc vào năng lượng truyền thống và giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định trong tương lai.
Trong bài viết này, VREnergy giải thích cho bạn về giải pháp lắp đặt điện mặt trời mái nhà chi tiết từng thông tin!
Giải pháp năng lượng cho tòa nhà
Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà là một giải pháp năng lượng bền vững hiệu quả để cung cấp điện cho tòa nhà thương mại, bệnh viện, trường học và các công trình khác.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà dành cho các tòa nhà đã trở nên phổ biến vào năm 2019, đặc biệt với những chính sách điện mặt trời áp mái 2023 từ Thông tư của Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy nhiều lợi ích thiết thực về nhu cầu sử dụng điện.
Nhằm cung cấp năng lượng cho tòa nhà, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn điện truyền thống và tiết kiệm điện năng lượng sử dụng hằng tháng.
Vậy những lợi ích của việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho những tòa nhà là gì?
Lợi ích của lắp điện mặt trời mái nhà
Từ những hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng thông qua inverter. Hệ thống điện mặt trời mái nhà được xem là những giải pháp năng lượng hiệu quả nhất giúp các tòa nhà chủ động nguồn năng lượng một cách hiệu quả:
- Giảm thiểu chi phí điện năng: Hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể cung cấp điện năng cho tòa nhà, giúp giảm thiểu chi phí điện năng cho người sử dụng.
- Bảo vệ môi trường: Điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, không thải ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao giá trị tài sản: Hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể giúp nâng cao giá trị tài sản của tòa nhà.
Chi phí lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Quyết định lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về các yếu tố chi phí quan trọng như công suất hệ thống, chất lượng thiết bị, và chi phí lắp đặt.
Mặc dù chi phí ban đầu có thể là một thách thức, nhưng nhìn xa hơn, đầu tư này thường mang lại lợi ích kinh tế và môi trường trong thời gian dài, giúp giảm chi phí năng lượng và đóng góp vào bảo vệ môi trường.
- Công suất hệ thống: Công suất hệ thống càng lớn thì chi phí lắp đặt càng cao.
- Thiết bị & vật tư: Tấm pin mặt trời có chất lượng tốt hơn sẽ có giá cao hơn.
- Giá lắp đặt, thi công điện mặt trời: Giá nhân công lắp đặt điện mặt trời mái nhà có thể khác nhau tùy theo khu vực.
Về công suất hệ thống
Công suất hệ thống là một yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng sản xuất năng lượng của hệ thống. Công suất được đo bằng đơn vị kilowatt peak (kWp), và chi phí thường tăng theo công suất.
Các gia đình hay doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn hơn sẽ cần cài đặt hệ thống có công suất cao hơn, điều này có thể tăng chi phí ban đầu.
Về thiết bị & vật tư
Chất lượng và loại thiết bị sử dụng trong hệ thống điện mặt trời cũng ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt. Cụ thể, các thành phần chính trong hệ thống là:
- Tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bộ biến đổi điện (inverter).
- Các phụ kiện khác đều có giá thành khác nhau.
Tất cả các thiết bị, vật tư của hệ thống điện mặt trời đều sử dụng trong thời gian lâu dài, hơn thế nữa là hiệu suất chuyển đổi càng cao thì giá thành càng đắt.
Giá lắp đặt & thi công hệ thống điện mặt trời
Chi phí lắp đặt và thi công bao gồm cả nhân công và các chi phí liên quan đến quá trình triển khai hệ thống. Bao gồm việc cài đặt các thiết bị, kết nối hệ thống, và đảm bảo rằng mọi thành phần hoạt động đúng cách.
Các yếu tố như địa hình của mái nhà, kích thước hệ thống, và điều kiện địa phương có thể ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt. Vậy nên trước khi triển khai dự án, chúng ta cần phải khảo sát khu vực lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhằm xác định vị trí lắp đặt khả thi, hướng sáng, đồng thời hiệu suất chuyển đổi cao nhất.
Thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Sau khi đã hoàn thiện hệ thống điện mặt trời, chúng ta cần thực hiện các thủ tục để xin lắp công tơ điện 2 chiều, tiến hành ghi nhận sản lượng điện và mua bán điện mặt trời cho phía điện lực.
Để lắp đặt điện mặt trời mái nhà, chủ đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau:
- Đăng ký dự án điện mặt trời mái nhà: Chủ đầu tư cần nộp hồ sơ đăng ký dự án điện mặt trời mái nhà tại Sở Công Thương.
- Ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực: Sau khi được phê duyệt dự án, chủ đầu tư cần ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực.
- Lắp đặt hệ thống điện mặt trời: Chủ đầu tư cần thuê đơn vị chuyên nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
- Cấp phép đấu nối: Sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, chủ đầu tư cần xin cấp phép đấu nối với lưới điện.
VREnergy – Đơn vị cung cấp giải pháp năng lượng bền vững cho tòa nhà
Với kinh nghiệm tham gia hơn 5 năm, VREnergy đã mang đến giải pháp năng lượng thành công 120+ dự án điện mặt trời cho các hộ gia đình, doanh nghiệp đang vận hành bền bỉ và đúng như sự kỳ vọng đã được đề ra.
Chúng tôi đồng hành cùng chặng đường vươn cao giá trị như: Nhà máy Giấy, Emivest Feedmill, Nhà xưởng Vietswan, Nhà xưởng Tunex, Kiên Giang Bia, Tân Phú Cường… Bằng giải pháp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ bảo hành ưu việt.
Định hướng cung cấp giải pháp:
- Giải pháp năng lượng đa dạng: Lắp đặt, Tổng thầu EPC, Vận hành & Bảo trì O&M…
- An toàn vận hành và dễ dàng mở rộng quy mô.
- Dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng và ân cần.
- Thân thiện với môi trường.
VREnergy rất vinh dự được đồng hành và góp phần nâng cao giá trị của Quý doanh nghiệp.