Danh mục

Mô hình NHÀ YẾN kết hợp ĐIỆN MẶT TRỜI áp mái năm 2020

mo hinh nuoi chim yen dien mat troi

Sau chuyến đi công tác tham quan các Mô hình NHÀ YẾN kết hợp ĐIỆN MẶT TRỜI áp mái ở Miền Tây.

Tôi nhận thấy được TIỀM NĂNG của mô hình khá hay đó là: Nuôi chim yến kết hợp với điện mặt trời.

Trước khi chia sẻ, tôi phải:

+ Kiểm nghiệm thực tế từ gia chủ nuôi yến SỬ DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI

+ Tham khảo thêm nhiều kiến thức của các HỘ DÂN NUÔI CHIM YẾN

Bài viết này, chúng ta chia sẻ về góc độ tích cực của mô hình này mang lại như thế nào?

Điều tích cực đó là: giảm GÁNH NẶNG CHI PHÍ ĐIỆN trong quá trình hoạt động nhà yến. Tại sao phải để trống mái nhà khi bạn có thể tận dụng nó.

Chúng tôi sẽ đi từ bước phân tích cụ thể như sau:

Tìm hiểu về NGHỀ NUÔI YẾN?

Tìm hiểu về ĐẶC TÍNH CỦA CHIM YẾN?

Sau khi hiểu về nghề và hiểu về đặc tính loài chim yến, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình này được lợi ích gì khi áp dụng!

I. Nghề nuôi chim yến

mo hinh nuoi chim yen dien mat troi
Ngôi nhà “dẫn dụ” chim yến

Nghề nuôi chim yến hay còn gọi là nghề “dẫn dụ” chim yến về ngôi nhà chúng ta xây dựng để làm tổ. Sau đó khai thác thương mại từ tổ yến. Định nghĩa đơn giản là như vậy.

*Sản phẩm thương mại từ yến: Yến sào, Nước uống từ tổ yến, Thực phẩm chức năng… Nói chung mang lại HIỆU QUẢ KINH TẾ vô cùng hấp dẫn!

Chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm bổ dưỡng này tại đây

Trong thời gian gần đây nghề nuôi yến phát triển mạnh vì hiệu quả lợi ích kinh tế cao.

Tôi đã từng tham gia hội thảo của một đơn vị nổi tiếng về mô hình nuôi chim yến tại TP HCM. Rất đông, đông kín người…

Do đam mê kinh doanh, thế nên bất cứ lĩnh vực nào tôi cũng cố gắng tìm hiểu đôi ít, biết đâu đó vận dụng được cho tương lai của mình!

Theo như chia sẻ, tôi nhận thấy tiềm năng của nghề khá cao:

− Điều kiện tự nhiên địa phương thuận lợi là yếu tố phát triển chính

− Bên cạnh đó công nghệ kỹ thuật đóng vai trò chủ chốt để thu hút loài chim này về làm tổ

Bên cạnh tiềm năng, thì không kém rủi ro. Rủi ro đó nuôi theo tự phát qua hình thức “truyền miệng”.

Ví dụ dễ thấy nhất là trong khu vực 3 km mà có hơn chục nhà yến bật loa “mời gọi” yến về tổ. Vậy thử hỏi mỗi nhà sẽ mời được bao nhiêu chim yến về tổ?

Vì vậy, trước khi đầu tư bất cứ nghề nào bà con đều phải nghiên cứu thật kỹ, thật chuyên sâu để tránh được rủi ro thất bại.

II. Đặc tính của loài chim yến

dac tinh loai chim yen
Nghề nuôi chim yến mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân

Chim yến sẽ có đặc tính tiêu biểu sau:

− Tập tính sống bày đàn, thích làm tổ ở nơi thiếu ánh sáng (hoặc ánh sáng ít), nơi có thể tránh được thiên địch.

− Nhiệt độ không khí nằm trong khoảng 27 – 31°C.

− Độ ẩm thích hợp là 70 – 85%.

− Thức ăn của loài chim yến: Các loại côn trùng.

− Mỗi năm chim yến sẽ có 2 mùa sinh sản chính.

− Thời gian kiếm ăn chính:

  • Yến rời tổ vào lúc sáng sớm 5h00 đến 6h00.
  • Yến quay về tổ vào lúc 17h30 đến 18h30.

Khi vào mùa sinh sản, chim trống và chim mái sẽ luân phiên trực ở tổ để ấp trứng hoặc cho chim non ăn.

(Nguồn: tham khảo từ tài liệu nông học – nghề chim yến)

Đó là đôi nét về cái nghề nuôi và đặc trưng của loài chim mang nguồn lợi kinh tế cao này. Tiếp đến tôi sẽ nói chuyên sâu về mô hình điện mặt trời gắn trên mái nhà nuôi yến là như thế nào?

III. Mô hình nuôi chim yến kết hợp điện năng lượng mặt trời

Điện năng lượng mặt trời

dien mat troi hoa luoi

Điện mặt trời gắn trên mái nhà, chính là chúng ta xây dựng hệ thống pin năng lượng trên mái nhà để thu nhận bức xạ từ năng lượng mặt trời để tạo ra điện.

Chúng ta sẽ có 3 hình thức lắp đặt:

  • Nối lưới
  • Lưu trữ độc lập
  • Kết hợp nối lưới và lưu trữ (Hydrid)

Đó là 3 mô hình lắp đặt của điện mặt trời. Mỗi loại sẽ có đặc tính phù hợp với kinh tế mỗi hộ dân.

Tại sao có thể kết hợp điện mặt trời vào nhà nuôi yến

Nếu theo những gì tôi được biết thì mô hình nuôi yến sẽ chia làm 2 loại:

  • Truyền thống
  • Công nghệ

Truyền thống hay công nghệ chỉ đơn giản là mức độ cạnh tranh về đầu tư trang thiết bị hiện tại để tạo môi trường tốt nhất cho loài chim yến đến sinh sống.

− Truyền thống: xây dựng ngôi nhà nuôi yến + thiết bị âm thanh dẫn dụ.

− Công nghệ: xây dựng ngôi nhà nuôi yến + thiết bị âm thanh + thiết bị cân bằng độ ẩm + giám sát công nghệ cao.

*Thời gian sử dụng điện nhà yến: 

− Bên trong nhà: hầu như xuyên suốt

− Bên ngoài nhà: 5 giờ sáng đến 19 giờ tối.

− Thiết bị khác

Công nghệ tiên tiến ở đây, tức là chúng ta áp dụng khoa học kỹ thuật vào phục vụ ngành nuôi chim yến nhằm mang hiệu quả cao nhất.

Nghĩa là, chi phí tiền điện cho ngôi nhà nuôi yến 4.0 sẽ nhiều hơn nhà nuôi yên phổ thông.

Vậy ứng dụng điện mặt trời được những gì vào ngôi nhà yến này!

Ứng dụng điện mặt trời vào ngôi nhà yến

Theo như, tôi được biết thì hệ thống điện năng lượng sẽ không ảnh hưởng gì đến loài chim yến thế nên ứng dụng ở giai đoạn nào cũng phù hợp.

Nhưng giai đoạn tốt nhất nên là:

  • Nhà yến chưa đi vào khai thác
  • Nhà yến đã khai thác hiệu quả

Như mọi người nuôi chim yến cũng biết, thường các chim yến tập trung nhiều ở khu vực vùng sâu, vùng xa (Khánh Hòa, Long An…). Thế nên nơi đó không có điện lưới quốc gia.

Tôi có bán trang thiết bị cho một khách hàng nuôi chim yến ở vùng Đồng Tháp, mô hình tôi bán cho anh là hệ thống lưu trữ điện năng cho ngôi nhà yến sử dụng khoảng 300.000đ/tháng.

Ở đây là ngôi nhà nuôi yến thứ 2, tức là anh áp dụng ngôi nhà yến lần 1 ở khu vực thành thị vào nơi lắp đặt mới. Và anh nuôi mô hình truyền thống thế nên ít tiêu tốn điện năng.

Thế nên tôi mới biết số liệu sử dụng điện của anh để mà tư vấn phương án lắp đặt cho anh.

Riêng đối với mô hình nuôi áp dụng công nghệ cao thì tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Thường sẽ dao động mức chi phí điện hằng tháng sẽ là 2,5 triệu – 3 triệu đồng.

Vậy tổng kết là:

Nếu ở vùng sâu, vùng xa bạn có thể tham khảo điện mặt trời có lưu trữ.

Nếu ở nơi có lưới điện mà sử dụng chi phí điện năng cao bạn nên xem xét phương án điện mặt trời hòa lưới.

Ứng dụng điện mặt trời sẽ giảm tối ưu từ 40 – 60% chi phí điện (đối với CÔNG SUẤT PHÙ HỢP).

*Hình ảnh lắp đặt điện mặt trời:

dien mat troi ap mai nha nuoi chim yen 1

dien mat troi ap mai nha nuoi chim yen 2

dien mat troi ap mai nha nuoi chim yen 3

dien mat troi ap mai nha nuoi chim yen 4

(Tư liệu ảnh: ETI Solar)

Bài toán hiệu quả kinh tế kết hợp

Hiệu quả ở đây chính là tạo ra LỢI NHUẬN song song cả 2.

Điện mặt trời áp mái được ứng dụng rất tích cực ở khu vực TP HCM.

Bên cạnh giúp ích trong việc GIẢM HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN. Nếu bạn lắp đặt theo hình thức HÒA LƯỚI bạn có thể bán điện dư lại cho EVN.

Ví dụ:

Đầu tư một căn nhà yến cơ bản chi phí khoảng: 600 triệu 

Lắp hệ thống mặt trời áp mái: 60 triệu

Chúng ta khai thác hiệu quả từ tổ yến phải từ: 1,5 – 2 năm (có thể ngắn hơn hoặc lâu hơn)

Sản phẩm điện mặt trời sẽ được chúng ta khai thác trừ hao số tiền trên hóa đơn tiền điện. Bên cạnh đó, nếu bạn đầu tư sản lượng cao bạn có thể BÁN LẠI phần dư điện năng cho Công ty Điện lực.

Thời gian bạn hoàn lại vốn từ điện mặt trời là: 4 – 5 năm (trung bình 4h nắng/ngày) 

Tuổi thọ hệ thống điện mặt trời: 25 năm

Bạn sẽ sinh lợi x4 lần 60 triệu.

Nghe có vẻ khả thi nhưng bạn cần đọc hết phần KẾT LUẬN dưới đây!

Kết luận

Tổng kết lại, mô hình này có thể hiệu quả nếu mọi người biết khai thác tiềm năng kinh tế kép.

Tôi nghĩ chi phí đầu tư nhà yến dao động khác lớn: từ vài trăm triệu đến vài tỷ.

Bởi thế!

Như vấn đề tôi đề cập 2 giai đoạn thích hợp để đầu tư là:

− Giai đoạn bắt đầu xây dựng nhà khai thác yến sào.

− Giai đoạn khai thác thành công (có lợi nhuận).

Và phù hợp nhất có lẽ là khi THU LỢI TỪ NHÀ YẾN. Lúc đó bạn sẽ “thoải mái” hơn về vấn đề kinh tế để mở rộng quy mô hoặc đầu tư thêm một mảng mới.

Nếu bạn ở phía Nam và tài chính ổn định thì có thể triển khai ngay, còn ở phía Bắc bạn nên tham khảo thật cẩn trọng!

Hi vọng bài viết hữu ích để bạn tham khảo!

Bạn có thể tìm hiểu thêm những tư liệu hữu ích từ điện mặt trời: