Theo các chuyên gia năng lượng đánh giá, suất đầu tư điện mặt trời là giải pháp tối ưu và có lợi cho cho các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng. Vậy giá đầu tư điện mặt trời là bao nhiêu? Thời gian hoàn vốn của hệ thống này là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Tại sao doanh nghiệp nên lắp đặt suất đầu tư điện mặt trời?
Thứ nhất, chọn suất đầu tư điện mặt trời nghĩa là doanh nghiệp đang chủ động tạo ra nguồn điện sạch tại chỗ cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất của mình. Hệ thống điện mặt trời tạo ra nguồn điện rất lớn, nhờ đó doanh nghiệp hạn chế việc lấy điện từ lưới điện quốc gia. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản lớn chi phí tiền điện mỗi tháng, cũng chính là giảm chi phí vận hành.
Thứ hai, việc doanh nghiệp tự tạo nguồn điện tại chỗ bằng suất đầu tư điện mặt trời còn góp phần giảm gánh nặng cho các đơn vị điện lực trong khu vực, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất – nơi có mức độ tiêu thụ điện lớn. Điều này có lợi cho chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bởi nếu xảy ra tình trạng thiếu điện, doanh nghiệp có nguy cơ cao đối diện với việc gián đoạn sản xuất.
Thứ ba, các tấm quang điện của hệ thống điện mặt trời góp phần bảo vệ mái nhà xưởng, xí nghiệp khỏi nắng, mưa, thậm chí là mưa đá, giúp mái bền hơn và không bị hư hỏng bởi các tác động từ thời tiết.
Thứ tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời chính là một cách thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi xu hướng sống xanh ngày càng phát triển, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bứt phá thì cần đi đúng thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới tạo ra các lợi thế cạnh tranh.
Suất đầu tư điện mặt trời hiện tại bao nhiêu?
Chi phí đầu tư điện mặt trời cho doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp có nhiều mức giá khác nhau, tùy theo mức độ sử dụng và tiêu thụ điện năng hàng tháng. Nhưng nhìn chung, tổng dự toán của một suất đầu tư điện mặt trời được phân bổ thành từng phần như sau:
Tấm pin: Đây là thành phần chính của bất cứ hệ thống điện mặt trời nên chiếm khoảng 50% chi phí đầu tư.
Biến tần: Chiếm khoảng 25% của tổng chi phí hệ thống.
Hệ cân bằng hệ thống: Chi phí cho loại này chiếm khoảng 17% tổng giá hệ thống.
Các yếu tố còn lại: Các yếu tố này bao gồm chi phí nhân công lắp đặt, cài đặt, chạy thử vận hành, kết nối với hệ thống và chiếm khoảng 8%.
Tuy nhiên, chi phí để có được một hệ thống quang điện không chỉ dừng lại ở mặt thiết bị. Nó còn ảnh hưởng bởi công suất hệ thống, công suất hệ thống càng lớn thì suất đầu tư càng rẻ.
Ví dụ, đối với các công ty, nhà xưởng nhỏ lắp đặt điện áp mái công suất dưới 1MWp, chi phí sẽ dao động từ 18 – 20 triệu đồng/kWp. Trong khi đối với các dự án lớn lắp điện mặt trời công suất trên 1MWp, chi phí thấp hơn, khoảng từ 14 – 16 triệu đồng/kWp.
Đầu tư hệ thống điện mặt trời bao lâu thì hoàn vốn?
Thời gian hoàn vốn của một hệ thống điện mặt trời được tính theo 3 bước như sau:
Bước 1: Xác định tổng chi phí đầu tư sau cùng của hệ thống, không bao gồm các khoản giảm thuế từ nhà nước và nhà cung cấp.
Bước 2: Xác định lợi nhuận hàng năm của hệ thống. Việc xác định này dựa theo tình hình tài chính hàng năm của doanh nghiệp bao gồm chi phí tiêu thụ điện năng cũng như lợi nhuận thu được từ việc bán điện (nếu có).
Bước 3: Lấy tổng chi phí đầu tư cuối cùng chia cho lợi ích tài chính mỗi năm. Kết quả cuối cùng chính là thời gian hoàn vốn của hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về vấn đề này. Tổng chi phí đầu tư cho công trình 500kWp – 700kWp rơi vào khoảng 1 tỷ 300 triệu đồng. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả trước để cài đặt hệ thống điện mặt trời. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ nhận được ưu đãi khoảng 400 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí đầu tư sau cùng là khoảng 900 triệu.
Giả sử trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, doanh nghiệp phải trả 10 triệu tiền điện mỗi tháng, số tiền tiết kiệm hàng năm là khoảng 120 triệu đồng. Thu nhập từ việc bán điện dư thừa là khoảng 12 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận hàng năm là 132 triệu đồng.
Lấy 900 triệu chia 132 triệu, thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp là khoảng 7 năm.
Đầu tư điện mặt trời bao lâu thì hoàn vốn?
Suất đầu tư điện mặt trời – Thủ tục nhanh gọn, đơn giản
Nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng thủ tục cho các suất đầu tư điện mặt trời rườm rà và mất nhiều thời gian. Thực tế không phải vậy, thủ tục cho suất đầu tư điện mặt trời rất nhanh gọn, quy trình đơn giản hơn so với các suất đầu tư nhà máy điện mặt trời. Doanh nghiệp không cần giấy phép hoạt động của điện lực, chỉ cần đăng ký đầu nối với bên mua điện. Nếu doanh nghiệp đang ấp ủ các dự án điện mặt trời những cảm thấy vướng mắc về những thủ tục liên quan, liên hệ ngay với VR Energy để được chúng tôi tư vấn cụ thể, chi tiết và hoàn toàn miễn phí!
Đầu tư hệ thống điện mặt trời – Doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?
Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời đã thấy rõ, nhưng việc triển khai như thế nào để vừa nhanh vừa đạt hiệu quả tốt lại là một bài toán khó. Doanh nghiệp cần tỉnh táo và lựa chọn những đối tác uy tín, giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp để hệ thống điện mặt trời của mình có thể đạt sản lượng điện tốt nhất.
Hiện nay, VR Energy là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời cho doanh nghiệp và gia đình tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp liên quan đến điện năng lượng mặt trời bao gồm:
Tư vấn điện mặt trời phù hợp với từng công trình.
Khảo sát, thiết kế và thi công hệ thống điện mặt trời.
Cung cấp thiết bị, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp.
Vận hành và bảo trì điện mặt trời theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Hỗ trợ thủ tục đấu nối với điện lực.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về hướng dẫn tính suất đầu tư điện mặt trời và thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp. VR Energy tự hào mang tới cho doanh nghiệp các giải pháp đầu tư điện mặt trời hiệu quả – thông minh – tiết kiệm nhất!
admin
Kết nối với đội ngũ tư vấn viên VR Energy
Chúng tôi sẵn sàng gửi bạn những kế hoạch xây dựng hệ thống điện mặt trời hoàn thiện nhất!