Danh mục

Nghịch lý điện mặt trời: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp?

nghich-ly-dien-mat-troi-cho-doanh-nghiep

Nhiều doanh nghiệp đặt ra phân vân về thực hư nghịch lý điện mặt trời nếu dùng không hết phải trả lại tiền. Vậy lời đồn đoán này có phải là sự thật? Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp? Cùng với VR Energy tìm hiểu ngay dưới bài viết sau bạn nhé!

Tình hình phát triển năng lượng mặt trời hiện nay

Theo các chuyên gia, phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Từ đó giúp đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường sống hiệu quả. Tuy nhiên, vì sự phát triển quá nhanh của điện mặt trời mấy năm gần đây đã dẫn đến tính trạng quá tải và Chính phủ phải yêu cầu giảm phát công suất.

Định hướng của Nhà nước hiện tại và tương lai là tiếp tục tăng gia tỷ trọng điện mặt trời trong tổng nguồn cung điện Việt Nam tại Nghị quyết số 55. Đây là quyết định kịp thời để khai thác tiềm năng lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Đồng thời đưa ngành điện của nước ta phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu. 

nghich-ly-dien-mat-troi-hien-tai
Phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch

Nghịch lý điện mặt trời 

Nguồn năng lượng bền vững như điện gió hay điện mặt trời đều có chung đặc điểm là nguồn năng lượng không liên tục. Khả năng điều chỉnh của chúng bị hạn chế và lưu trữ không lớn vì chi phí cao.  Nghịch lý ở chỗ việc các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mạnh và diễn ra nhanh chóng. Trong khi đó, lưới điện truyền tải và phân phối chưa bổ sung kịp thời. 

Hơn nữa, đại đa số dự án điện mặt trời ở nước ta mới tập trung ở một vài khu vực có tiềm năng lớn như: Nam Trung Bộ, miễn Nam. Vậy nên, lưới điện ở những khu vực này bị quá tải, cần phải cắt giảm nguồn điện ở một số thời điểm khi điện mặt trời phát cao. 

Chưa hết, ở một số thời điểm như ngày nghỉ lễ cuối tuần, lễ Tết hay đại dịch Covid19 khiến cho phụ tải bị giảm thấp hơn so với kế hoạch. Lâu dần dẫn đến tình trạng bị quá tải ở một vài nguồn điện. Vậy nên, các nhà mà điện năng lượng mặt trời đã phải thực hiện điều chỉnh giảm công suất phát nhằm đảm bảo vận hành điện lưới an toàn. Đồng thời đảm bảo an ninh cho hệ thống điện lưới. 

nghich-ly-dien-mat-troi-tai-doanh-nghiep
Nghịch lý điện mặt trời tại doanh nghiệp

Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi đứng trước nghịch lý điện mặt trời?

Đối với các doanh nghiệp đã bỏ nhiều nguồn lực để đầu tư nhà máy điện mặt trời. Thế nhưng, họ không thể phát hết toàn bộ công suất theo dự kiến đã gây thiệt hại cực kỳ lớn. Đứng trước nghịch lý này, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 478/2021 hướng dẫn việc dịch chuyển giờ phát nguồn điện cao điểm ở nhà máy thủy điện nhỏ nhằm mục đích tránh thời gian phát điện của hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Theo nghị quyết này, Tập đoàn điện lực Việt Nam và tổng công ty điện lực đã dịch chuyển giờ cao điểm của toàn bộ nhà máy thủy điện nhỏ ở khu vực miền Nam và miền Trung. Từ đó, nâng cao khả năng hấp thụ 1000MW công suất điện mặt trời ở khoảng thời gian dao động từ 9h30 đến 11h30 hàng ngày.

Riêng thủy điện nhỏ tại khu vực miền Bắc, sẽ chưa thực hiện điều chỉnh vì không ảnh hưởng đến nghịch lý quá tải và giải tỏa công suất điện giống miền Nam và miền Trung. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ xem xét và đưa ra kiến nghị phù hợp với tình hình hệ thống vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm.

Về lâu dài, Nhà nước sẽ áp dụng một số giải pháp lưới điện thông minh nhằm hỗ trợ giám sát vận hành lưới điện như: Nhà máy điện ảo, AGC,… để phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện. Đồng thời tăng cường phát triển hạ tầng  SCADA/EMS để giám sát nguồn điện.

Giai-phap-cho-doanh-nghiep-khi-dung-truoc-nghich-ly-dien-mat-troi
Về lâu dài, Nhà nước sẽ áp dụng một số giải pháp lưới điện thông minh nhằm hỗ trợ giám sát vận hành lưới điện

Một số thông tin cơ bản về công suất lắp đặt điện mặt trời

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện ở toàn hệ thống Việt Nam là 69.300MW. So với năm 2019 thì công suất này tăng gần 14.000MW. Trong số đó, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430M, chiếm tỷ trọng 25.3%. Tăng 11.780MW so với năm 2019. 

Hệ thống điện mặt trời quy mô lớn được đưa vào hoạt động là 148 dự án. Tổng công suất đạt 8.550MW. Riêng điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam có hơn 104.526 hệ thống, công suất đạt 7.7MW. Điện gió đưa vào vận hành 11 dự án, tổng công suất đạt 538 MW.

Nhìn chung, để có thể phát triển hiệu quả năng lượng tái tạo trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên tập trung vào nội dung chính sách và cơ sở hạ tầng truyền tải. Đồng thời phải điều chỉnh hệ thống điện vận hành điều độ. 

Kết luận:

Với những chia sẻ trên của VR Energy hy vọng sẽ giúp các bạn nắm rõ được nghịch lý điện mặt trời trên thị trường hiện nay. Nếu còn điều gì chưa rõ về thi công lắp đặt điện năng lượng mặt trời nhà ở và doanh nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn và giải đáp kịp thời bạn nhé!