Những điều cần biết khi kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời

Kiem tra danh gia he thong dien mat troi

Để có thể kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời được chuẩn xác, hiệu quả, đòi hỏi bạn phải hiểu và nắm rõ bộ máy vận hành của công trình lắp đặt nguồn điện năng sạch này. Vậy nên, trong bài viết sau, VR Energy sẽ chia sẻ cụ thể một số thông tin cơ bản về hệ thống điện năng lượng mặt trời để các bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Đảm bảo quá trình kiểm tra và đánh giá hệ thống được diễn ra thuận lợi, an toàn, hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời ở 3 thành phần chính

Điện năng lượng mặt trời được cấu tạo từ 3 thành phần chính sau:

Các tấm pin mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể. Bạn không nên đặt nặng vấn đề rằng mình nên dùng tấm pin mặt trời đơn hay đa tinh thể. Vấn đề cốt lõi chính là bạn mua được tấm pin từ một thương hiệu tốt, hiệu suất cao và chính sách bảo hành lâu dài. 

Tuổi thọ trung bình của một tấm pin mặt trời tốt lên đến 25 năm. Một số thương hiệu pin mặt trời chất lượng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn như: LG, JinKo, Hyundai, Sunpower, Seraphim, Longi Solar, Suntech,…

Kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời
Tuổi thọ trung bình của một tấm pin mặt trời tốt lên đến 25 năm

Biến tần hay còn gọi là Inverter

Biến tần hòa lưới thường dành cho hệ thống điện mặt trời dân dụng. Chúng được chia làm 2 loại chính là: Biến tần chuỗi và biến tần vi mô. Đối với biến tần chuỗi, đơn vị thi công sẽ lắp đặt cố định ở trên tường và toàn bộ tâm pin mặt trời. Riêng một micro biến tấn sẽ được lắp đặt khu vực mặt sau mỗi tấm pin mặt trời riêng lẻ.

Thực tế, biến tần có khả năng gặp sự cố hoặc lỗi nhiều nhất trong hệ thống điện mặt trời từ 10 đến 15 năm đầu tiên. Nguyên nhân là do biến tần phải hoạt động liên tục quanh năm. Vậy nên, dù có ngân sách hạn chế, bạn nên đầu tư chọn loại biến tần tốt đến từ thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Hệ thống khung giá đỡ

Ở Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung thường xuyên xảy ra mưa lũ. Vậy nên, khi lắp đặt điện mặt trời, bạn cần quan tâm đến kết cấu giàn khung giá đỡ. Cụ thể, bạn cần đảm bảo kết cấu khung giá đỡ có khả năng chịu được lực gió bão từ cấp 12 trở lên để tránh thiệt hại không đáng có.

Xác định rõ nhu cầu trước khi lắp điện mặt trời

Thông tin VR Energy khuyên bạn cần nắm tiếp theo khi kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời, đó chính là xác định rõ nhu cầu. Đối với các gia đình hoặc doanh nghiệp sử dụng điện năng chủ yếu vào ban đêm hoặc hóa đơn tiền điện hàng tháng dưới 2 triệu đồng thì không nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời.

Bạn chỉ nên dùng điện mặt trời khi sử dụng điện vào ban ngày nhiều. Đặc biệt, các thiết bị điện của họ hoạt động nhiều theo giờ với bức xạ mặt trời lớn. Nếu bạn sinh hoạt ở nhà ban ngày và có các thiết bị điện hoạt động cả ngày lẫn đêm. Lượng điện năng từ điện mặt trời tạo ra sẽ được gia đình bạn sử dụng hết thì mới chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời.

 Kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời
Bạn nên xác định rõ nhu cầu trước khi lắp điện mặt trời

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời với công suất bao nhiêu?

Theo các chuyên gia của VR Energy, câu trả lời dành cho câu hỏi này sẽ đến từ chính bản thân người đầu tư. Cụ thể:

Phụ thuộc vào ngân sách đầu tư

Trung bình một hệ thống điện năng lượng mặt trời dân dụng ở Việt Nam sẽ có giá trị đầu từ từ 13 đến 16 triệu đồng/kWp. Chúng sẽ phụ thuộc vào chất lượng thiết bị điện năng lượng mặt trời và công suất hệ thống.

Phụ thuộc vào không gian mái nhà

Diện tích mái nhà trống để lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ quyết định đến công suất đầu tư hệ thống. Tính đến thời điểm hiện tại, để lắp đặt được một kWp pin năng lượng mặt trời sẽ cần đến khoảng 6mm2. Vậy nên, nếu mái nhà có diện tích nhỏ, bạn không thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất lớn.

Giá bán điện EVN và giá mua điện mặt trời

Giá bán điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam được chia làm 2 trường hợp chính: Hộ gia đình và hộ kinh doanh. Trong đó giá bán điện hộ gia đình được chia làm 6 bậc, mỗi bậc sẽ có một đơn giản khác nhau. 

Bậc thấp nhất từ 0 đến 50 kWh sẽ có giá 1.678 đồng/kWh. Bậc cao nhất từ 401 kWh trở lên sẽ có giá 2.927 đồng/kWh. Giá bán hộ kinh doanh được chia làm 3 trường hợp: Giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường. Mỗi khung giờ cũng được bán với mức giá khác nhau.

Theo quyết định về cơ giá khuyến khích cho điện năng lượng mặt trời được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 6/4/2020, giá điện mặt trời nổi sẽ là 7.69 cent/kWh, tương đương với giá 1.758 đồng. Đối với điện năng lượng mặt trời mái nhà sẽ có giá 8.38 cent/kWh, tương đương với 1.940 đồng.

Kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời về hướng và góc mái

Đối với hướng tấm pin mặt trời, nếu bạn chọn lắp đặt ở hướng Đông thì pin mặt trời sẽ sản xuất năng lượng vào buổi sáng, ít hơn vào buổi chiều. Nếu bạn lắp đặt ở hướng Tây thì pin mặt trời sẽ sản xuất năng lượng nhiều vào buổi chiều và ít hơn vào buổi sáng. Tại Việt Nam, vị trí địa lý nước ta nằm ở bán cầu Bắc. Mặt trời quay xung quanh đường xích đạo nên bạn hãy bố trí các tấm pin hướng về phía Nam để đạt được hiệu suất năng lượng tốt nhất.

Đối với góc nghiêng, khu vực càng xa xích đạo, vĩ độ càng lớn. Việt Nam đang nằm vị trí trên đường xichs đạo, điểm cực Bắc có vĩ độ là  23°22′ ( Lũng Cú ). Còn điểm cực Nam có vĩ độ là 8°34′ (Mũi Cà Mau). Nếu giàn pin lắp đặt nghiêng bằng giá trị vĩ độ ở điểm lắp đặt thì bề mặt pin mặt trời sẽ vuông góc cùng với tia sáng mặt trời vào ban trưa.

Kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời
Bạn nên kiểm tra và đánh giá hệ thống điện mặt trời về hướng và góc mái

Kết luận:

Hy vọng với những chia sẻ trên của VR Energy sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để kiểm tra, đánh giá hệ thống điện mặt trời được chuẩn xác nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!