Danh mục

Những thông tin cần nắm về thông tư 16 điện mặt trời của Bộ Công Thương

Tap-doan-Dien-luc-Viet-Nam-da-cong-bo-gia-mua-dien-nang-luong-mat-troi-cho-cac-cong-trinh-duoc-thuc-hien.jpg

Vào ngày 12/9/2017, Bộ Công thương đã ban hành thông tư  16/2017/TT-BC quy định rõ về phát triển và hợp đồng mua bán điện mặt trời. Vậy, thông tư 16 điện mặt trời có những thông tin nào chủ đầu tư cần nắm? Cùng với VrSolar tìm hiểu ngay dưới đây bạn nhé!

Khái quát về thông tư 16 điện mặt trời

Thông tư 16 về điện mặt trời được chia làm 5 chương và 22 điều. Tất cả nhằm quy định cụ thể về việc quy hoạch và phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, trong thông tư 16 còn nêu rõ về: Giá bán điện mặt trời của các dự án mặt trời nối lưới và mặt trời mái nhà; bản hợp đồng về mua bán điện áp dụng cho các dự án điện mặt trời; trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức có liên quan,…

Hiện nay, các dự án điện năng lượng mặt trời được thực hiện dựa trên cơ chế bù trừ điện năng dùng hệ thống công tơ điện 2 chiều. Khi kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc năm mua bán điện, sản lượng điện phát dư sẽ được chủ đầu tư bán cho bên mua điện với giá niêm yết là 2.086 đồng/kWh. 

Ngoài ra, các dự án về điện mặt trời còn nhận được một số ưu đãi hấp dẫn về: Thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, miễn giảm tiền sử dụng đất,…theo quy định pháp luật hiện hành.

Thong-tu-16-ve-dien-mat-troi-duoc-chia-lam-5-chuong-va-22-dieu.jpg
Thông tư 16 về điện mặt trời được chia làm 5 chương và 22 điều

Đối tượng áp dụng thông tư 16 điện mặt trời

Theo thông tư 16 điện năng lượng mặt trời, đối tượng được áp dụng gồm:

  • Các cá nhân tổ chức tham gia đầu tư phát triển dự án điện mặt trời ở Việt Nam. 
  • Các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến dự án phát triển điện năng lượng mặt trời.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan đến thông tư 16 điện mặt trời

Tại thông tư 16 Bộ Công thương về điện mặt trời có những thuật ngữ chuyên môn mà bạn cần nắm rõ như sau:

  • Bên mua điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị thành viên được ủy quyền.
  • Bên bán điện: Các cá nhân/tổ chức có giấy phép hoạt  động điện lực thuộc các lĩnh vực phát triển điện từ nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới. Các tổ chức cá nhân có dự án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà bán sản lượng điện dư thừa cho bên mua.
  • Ngày vận hành thương mại: Ngày toàn bộ hoặc ngày một phần nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới bán điện cho bên mua và thỏa mãn các điều kiện cụ thể.
  • Wp, KWp và MWp: Đây chính là những đơn vị đo công suất điện 1 chiều thuộc tấm pin quang điện sản xuất trong điều kiện tiêu chuẩn và được đơn vị sản xuất công bố.
  • Tiềm năng điện năng lượng mặt trời được xác định dựa trên cơ sở bức xạ mặt trời lý thuyết.
  • Tiềm năng điện năng lượng mặt trời kỹ thuật có thể triển khai xây dựng, vận hành dự án trên cơ sở điều kiện công nghệ, kỹ thuật hiện tại.
  • Tiềm năng điện năng lượng mặt trời kinh tế có thể triển khai khai thác các dự án điện hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
Ben-mua-dien-chinh-la-tap-doan-Dien-luc-Viet-Nam-hoac-cac-don-vi-thanh-vien-duoc-uy-quyen.jpg
Bên mua điện chính là tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị thành viên được ủy quyền

Quy hoạch phát triển điện mặt trời

Điện mặt trời được quy hoạch theo 2 cấp bậc chính là: Quy hoạch phát triển điện mặt trời Quốc gia và quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh. Cụ thể:

Đối với quy hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời cấp Quốc gia

Quy hoạch điện mặt trời cấp Quốc gia chỉ được thiết lập DUY NHẤT một lần. Những lần cập nhật và điều chỉnh bổ sung sau sẽ được thực hiện khi lập điều chỉnh và bổ sung quy hoạch ngành điện lực Quốc gia. 

Việc thiết lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển ngành điện năng lượng mặt trời Quốc gia được quy định cụ thể tại điều 5, QĐ số 11/2017/QĐ-TTg, ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. 

Đối với quy hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời cấp tỉnh

Đối với quy hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được lập đối với những tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển điện mặt trời. Và quy hoạch này chỉ được lập 1 lần duy nhất, những lần sau được thực hiện khi lập điều chỉnh và bổ sung vào quy hoạch điện lực tỉnh. Quy hoạch về điện năng lượng mặt trời cấp tỉnh là đề án quy hoạch có vai trò xác định tổng thể tiềm năng điện mặt trời về lý thuyết.

Thông tư 16 điện mặt trời quy định rõ về giá mua

Hiện nay, các dự án điện mặt trời đều phải tuân thủ giá mua giao nhận điện, chưa tính thuế về giá trị gia tăng là 2.086 đồng/kWh. Con số này tương đương với giá trị 9.35 Uscents/kWh. 

Nếu căn cứ vào tỷ giá trung tâm từ cộng đồng Việt Nam với đô la Mỹ công bố ngày 10/4/2017 là 22.136 đồng/USD. Giá điện cho các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh dựa vào tỷ giá trung tâm của đồng tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ do ngân hàng Nhà Việt Nam công bố trong ngày làm việc cuối cùng từ năm trước.

Giá mua điện năng lượng mặt trời được quy định cụ thể tại khoản 2 và 3, chỉ áp dụng cho các nhà máy điện năng lượng mặt trời mái nhà. Ngày hành thương mại sẽ được thực hiện trước ngày 30/6/2019 và được áp dụng trong vòng 20 năm tính từ ngày vận hành thương mại. Những dự án điện mặt trời ở trên mái nhà được áp dụng giá bán điện theo quy định tại điều này sẽ không được Bộ Công thương áp dụng cơ chế hỗ trợ về giá cho sản lượng điện năng lượng mặt trời của các dự án khác.

Thường chi phí mua điện năng lượng mặt trời từ mái nhà sẽ được tính toán chi tiết trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện lực hàng năm của ngành điện lực Việt Nam.

Hien-nay-cac-du-an-dien-mat-troi-deu-phai-tuan-thu-gia-mua-giao-nhan-dien-chua-tinh-thue-ve-gia-tri-gia-tang.jpg
Hiện nay, các dự án điện mặt trời đều phải tuân thủ giá mua giao nhận điện, chưa tính thuế về giá trị gia tăng là 2.086 đồng/kWh

Kết luận:

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thông tư 16 điện mặt trời mới nhất cho các bạn quan tâm có thể tham khảo và nghiên cứu. Nếu còn điều gì chữa rõ về thông tư 16 trên, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn kịp thời bạn nhé!