Phân tích giá trị lợi ích: Điện mặt trời mang lại cho doanh nghiệp

phan tich gia tri loi ich dien mat troi mang lai cho doanh nghiep

Ngày nay, khi nhận thức được lợi ích dài hạn và hiệu quả chuyển đổi kinh tế cao của Hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp. Đặc biệt được ỨNG DỤNG cao ở các ngành hàng:

  • Công nghiệp dệt may
  • Sản xuất giấy, xi măng, thép
  • Sản xuất sữa, hóa chất, gốm sứ

Các chủ doanh nghiệp sở hữu nhà máy sản xuất với quy mô lớn đã dần chuyển hướng quan tâm đến dòng năng lượng sạch này vào mục tiêu phát triển trong tương lai.

Bài viết này, VREnergy sẽ định hướng cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận nguồn năng lượng sạch.

Nội dung bài viết sẽ giúp các bạn xác định được những điều sau:

1/ Định hướng tiếp cận phù hợp với kinh tế doanh nghiệp.

2/ Những giới hạn của doanh nghiệp khi tiếp cận điện năng lượng mặt trời.

3/ Hướng giải quyết.

Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu trả lời câu hỏi: “Tại sao nên ứng dụng điện mặt trời cho doanh nghiệp?”

Tại sao nên ứng dụng điện mặt trời cho doanh nghiệp

#1 Nhu cầu sử dụng điện ở các doanh nghiệp sản xuất luôn ở mức cao

Đất nước ta hiện tại đang phát triển theo định hướng Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa. Thế nên nhu cầu An ninh năng lượng là điều cần thiết hơn bao giờ hết cho sự phát triển đường dài của các doanh nghiệp và cũng là vấn đề chung của cả nước.

bieu do san luong dien thuong pham min
Biểu đồ ước tính Quy mô ngành điện cung ứng cho thị trường

Nhu cầu sử dụng điện luôn tăng cao, đặc biệt đối với các lĩnh vực sản xuất CÔNG NGHIỆP và XÂY DỰNG.

Thế nhưng!!!!

Một điều bất cập đó là Giá cước điện lưới dành cho nhà máy sản xuất có thể lên đến 4.500đ/kWh khi sử dụng ở giờ cao điểm. Nếu khi vận hành ở mức công suất cao nhất, đặc biệt là trong các giờ cao điểm sẽ dẫn đến chi phí biến đổi lớn cho các ngành công nghiệp.

Do đo, nguồn cung cấp điện luôn là bài toán quan trọng đến với bất kỳ doanh nghiệp nào.

#2 Nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Nguy cơ có thể đối mặt: THIẾU ĐIỆN

nguy co thieu dien
Bảng phân tích: Ảnh hưởng của việc thiếu hụt điện từ năm 2020 – 2025

Đây là một rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất và cả an ninh năng lượng quốc gia.

Và một sự thật đang diễn ra là chúng ta sẽ có thể đối mặt với nguy cơ: THIẾU ĐIỆN NGHIÊM TRỌNG TỪ NĂM 2021.

Nguyên nhân chính là: 47 dự án xây dựng Nhà máy điện công suất lớn đều bị CHẬM TIẾN ĐỘ.

Nếu tình trạng thiếu điện diễn ra, chúng ta phải bắt buộc thực hiện các phương án dự phòng:

  • Tăng cường hoạt động các nhà máy nhiệt điện.
  • Nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào trong các năm tiếp theo.
  • Thúc đẩy khai thác các nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng phát triển mạnh ở nước ta.

Cơ hội tiềm năng dành cho các doanh nghiệp

Thứ nhất không thể phủ định!!!

Giả sử tình trạng thiếu hụt diễn ra thực sự thì các doanh nghiệp phải đối mặt các tình huống như sau:

  • Tăng giá điện thương phẩm (do sử dụng các nguồn cung điện dự phòng).
  • Thiếu nguồn điện sản xuất (giảm khả năng sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp).
  • Thay đổi định hướng tăng trưởng của doanh nghiệp (chuyển đổi công nghệ, quy mô sản xuất,…).

Do đó, việc ứng dụng & lắp đặt điện mặt trời áp mái chính là giải pháp đối với doanh nghiệp. Khi tận dụng được các yếu tố sau:

  1. Nhu cầu sử dụng điện năng lớn.
  2. Diện tích mái lớn.
  3. Yêu cầu tải cao.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm: Điện mặt trời áp mái.

Lợi ích của điện năng lượng mặt trời và hướng tiếp cận cho doanh nghiệp

model dien mat troi cho doanh nghiep
Mô hình mô phỏng: Ứng dụng & Lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp

Chúng ta phải khẳng định mặc dù điện năng lượng mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích. Thế nhưng để đạt HIỆU QUẢ KINH TẾ trong bài toán đầu tư cho chúng là cả một vấn đề.

Phần này, VREnergy sẽ phân tích các nội dung sau:

− Góc độ đầu tư phù hợp vào Điện mặt trời mang lại cho doanh nghiệp.

− Các hướng tiếp cận doanh nghiệp hiện nay.

Đầu tiên phải kể ngay đến: LỢI ÍCH khi khai thác được nguồn năng lượng này!

Lợi ích khi doanh nghiệp khai thác điện mặt trời vào quy trình sản xuất

Mô hình điện mặt trời khả dụng cho các doanh nghiệp hiện tại là:

  • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
  • Hệ thống điện mặt trời lưu trữ
  • Hệ thống điện mặt trời kết hợp (Hydrid)

Dự án điện mặt trời vận hành tốt sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố nội tại của doanh nghiệp để triển khai. Nếu khai thác và ứng dụng nguồn năng lượng sạch vào trong dây chuyền sản xuất chúng ta có thể nhận được các lợi ích đi kèm sau:

+ Tối ưu tối đa nguồn chi phí điện (Giai đoạn hoạt động và giai đoạn không hoạt động).

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh (Thương hiệu “xanh” thân thiện với môi trường khi giảm được lượng lớn CO2).

+ Có độ tin cậy cao, ít bảo trì (Hệ thống hoạt động bình quân lên đến 25 năm, đảm bảo mức hiệu suất luôn trên 80%).

Đó là các 3 lợi ích cơ bản mà hệ thống điện mặt trời mang lại.

Thế nhưng bài toán đầu tư vẫn là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp. Thế nên nếu được định hướng tiếp cận đúng thì các vấn đề nan giải của doanh nghiệp sẽ được giải quyết!

Hướng tiếp cận điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp

thi-cong-lap-dat-dien-mat-troi-o-khu-cong-nghiep

Mặc dù năng lượng mặt trời có ý nghĩa đối với các Nhà máy, Khu công nghiệp theo ngữ cảnh phân tích trên. Các doanh nghiệp có nhiều điều kiện phát triển điện mặt trời hơn đối với các hộ gia đình nhỏ.

Một điều phải khẳng định chắc nịch rằng: Đầu tư lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời nhất định phải là một khoản ĐẦU TƯ THỰC DỤNG cho các doanh nghiệp.

Do chi phí năng lượng lớn sẽ liên quan mật thiết đến sản xuất. Thế nên khi ứng dụng thành công năng lượng mặt trời sẽ là cách hoàn hảo để giảm chi phí vận hành. Và lợi thế quan trọng của các doanh nghiệp đó là:

(1) Quy mô không gian mặt bằng mái lớn, vị trí lý tưởng để tối ưu cường độ ánh sáng.

(2) Thời gian vận hành dây chuyền xuyên suốt (đặc biệt là ban ngày).

(3) Năng lực về hiệu quả tài chính được linh động*

Dựa trên 3 lợi thế trên và tình hình thực tế chúng ta sẽ có nhiều hướng tiếp cận AN TOÀN đối với doanh nghiệp!

1/ Tự chủ đầu tư

Đối với hướng tiếp cận: TỰ CHỦ.

Các doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều yếu tố liên quan đến:

Nhu cầu sử dụng điện: Thời gian sử dụng chính yếu hoặc mục đích lưu trữ năng lượng khả dụng…

Năng lực tài chính: Đầu tư theo đúng chức năng để đáp ứng nhu câu hay đầu tư với mục tiêu duy nhất là tối ưu chi phí điện…

Dựa trên 2 yếu tố này chúng ta sẽ định hình được quy mô hệ thống cần đầu tư. Tất nhiên chức năng càng nhiều thì chi phí kèm càng lớn, thế nên cần sự cân nhắc lớn để đầu tư một cách hiệu quả.

Hoặc các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo mô hình đầu tư mới.

2/ Tham gia mô hình hợp tác ESCO

Mô hình đầu tư ESCO là mô hình đầu tư năng lượng sạch hiệu quả nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp. Bởi do tính chất đầu tư hệ thống điện mặt trời sẽ không còn nằm ở phạm vi của doanh nghiệp mà đó là sự hợp tác đầu tư dựa trên hợp đồng tổng thầu EPC.

Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa Chủ doanh nghiệp (Bên sử dụng), Đơn vị cung cấp sản phẩm (Bên dịch vụ) và Nhà đầu tư (Bên đầu tư tài chính). Như vậy các doanh nghiệp có thể giảm thiểu các rào cản của thị trường như:

− Hỗ trợ tư vấn giải pháp toàn vẹn trong suốt quá trình triển khai dự án.

− Cung cấp các sản phẩm/thiết bị năng lượng chất lượng.

− Đặc biệt là khả năng linh động tài chính

Tổng kết nội dung

Tình thức thực tế cho thấy “mức nhu cầu” của các chủ doanh nghiệp về nguồn năng lượng không ngừng gia tăng. Và bắt buộc phải có để hoàn thành chỉ tiêu cơ bản của sự tăng trưởng.

Đó chính là bản chất của ngành năng lượng khi được đặt vào hệ quy chiếu của thị trường. Mặc dù lợi nhuận từ năng lượng mặt trời vẫn là con số cụ thể và phổ biến ở thị trường Việt Nam. Nhưng đây sẽ là CƠ HỘI lớn cho các doanh nghiệp tận dụng việc sản xuất năng lượng ở quy mô công nghiệp.

Cuối cùng đây là bài viết phân tích ngắn về quá trình triển khai và vận hành các dự án năng lượng mặt trời của VREnergy. Bài viết vẫn chưa đạt yếu tố CHI TIẾT cụ thể để Quý doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của năng lượng mặt trời mang lại.

Mọi thông tin chi tiết Quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0923 7979 86 để được chuyên viên tư vấn dự án triển khai thông tin một cách TRỰC QUAN NHẤT!

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Vietinbank trong báo cáo cập nhật ngành điện)