Tính đến hết năm 2019, nước ta sẽ có khoảng 1000 TCVN hoạt động trong lĩnh vực điện và điện tử. Trong đó, có 19 TCVN hoạt động về điện mặt trời. Vậy, điện năng lượng mặt trời là gì? Quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời hiện nay ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của VR Energy để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!
Điện năng lượng mặt trời là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, các bạn hãy cùng với chúng tôi điểm qua điện năng lượng mặt trời là gì trước nhé! Đây là nguồn năng lượng sạch được ứng dụng tế bào quang điện nhằm mục đích chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện thông qua cơ chế hiệu ứng quang điện trong vật lý.
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, đem lại nhiều giá trị cho con người. Việc khai thác năng lượng mặt trời thành công không chỉ không gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời khác.

Quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời hiện nay là gì?
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đang được hoàn thiện để nhanh chóng có được các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp kiểm soát chất lượng và an toàn của hệ thống điện mặt trời. Tính đến năm 2019, nước ta có khoản 1000 TCVN hoạt động trong lĩnh vực điện tử và điện. Trong số đó, có khoảng 10 TCVN hoạt động về hệ thống điện mặt trời.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia TCVN về điện mặt trời được xây dựng dựa vào cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn Quốc tế IEC. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý, tổ chức và doanh nghiệp thử nghiệm có thể thừa nhận lẫn nhau về kết quả thử nghiệm và chứng chỉ chứng nhận.
Việc biên soạn tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời được ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia thực hiện. Cụ thể, tiêu chuẩn về tấm pin mặt trời Quốc gia nằm ở TCVN 12232, được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn Quốc tế IEC 61215. Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn đối với thành phần hệ thống pin mặt trời như TCVN 12231 về mức độ an toàn của bộ nghịch lưu inverter.
Tóm lại, quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời gồm có:
- TCVN 7447-7-712:2015 (IEC 60364-7-712:2002): Đối với hệ thống quang điện sử dụng năng lượng mặt trời.
- TCVN 10896:2015 (IEC 61646:2008): Đối với mô-đun quang điện màng mỏng mặt đất.
- TCVN 11855-1:2017 (IEC 62446-1:2016): Đối với hệ thống quang điện.

Các phương pháp khai thác điện năng lượng mặt trời
Bên cạnh nắm rõ quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, các doanh nghiệp đầu tư nên tìm hiểu các phương pháp khai thác điện năng lượng mặt trời trên thị trường hiện nay. Cụ thể. khai thác năng lượng mặt trời hiện có 2 cách, gồm” Khai thác bị động và khai thác chủ động.
- Đối với phương pháp khai thác điện năng lượng mặt trời thụ động: Dùng nguyên tắc thu giữ nhiệt nằm trong cấu trúc vật liệu công trình xây dựng.
- Đối với phương pháp chủ động: Dùng các thiết bị đặc biệt nhằm mục đích thu nguồn năng lượng từ bức xạ năng lượng mặt trời. Tiếp đến, đơn vị đầu tư sẽ sử dụng hệ thống máy bơm hoặc quạt để phân phối nguồn điện năng lượng mặt trời.
Phân loại quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời
Phân loại quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời được chia làm 2 trường hợp chính là: Phân loại theo mô hình lắp đặt và phân loại theo thiết kế giàn khung, giá đỡ. Trong đó:
Đối với phân loại theo mô hình lắp đặt điện năng lượng mặt trời
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới: Nguồn điện mặt trời tạo ra sẽ được dùng cho thiết bị điện. Trường hợp nhu cầu sử dụng điện lớn hơn điện từ hệ thống tạo ra, hệ thống sẽ ngay lập tức lấy điện lưới quốc gia để dùng.
- Hệ thống điện mặt trời độc lập: Chúng sẽ sản xuất ra nguồn điện rồi dẫn điện đến bình ắc quy để lưu trữ mà không bị phụ thuộc hoàn toàn và điện lưới Quốc gia.
- Hệ thống điện mặt trời kết hợp: Kết hợp với hệ thống thống trên vừa có bình ắc quy để trữ điện vừa có thể dùng hòa lưới điện quốc gia.

Đối với phân loại theo thiết kế gian khung và giá đỡ
Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời theo thiết kế giàn khung và giá đỡ sẽ có 2 loại:
- Hệ thống điện mặt trời áp mái: Đây là thiết kế phổ biến nhất hiện nay, nhất là các doanh nghiệp, nhà xưởng và doanh nghiệp vì nó tiết kiệm được diện tích và chi phí đầu tư. Với thiết kế này, bạn sẽ tận dụng được triệt để không gian mái nhà.
- Hệ thống điện mặt trời làm giàn khung ở dưới mặt đất: Thiết kế này sẽ chiếm nhiều diện tích và chi phí đầu tư hơn. Tuy nhiên, hệ thống năng lượng mặt trời này có thể linh hoạt định hướng các tấm pin để đạt sản lượng cao nhất.
Kết luận:
Vậy là các bạn đã cùng với VR Energy tìm hiểu xong quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời mới nhất hiện nay. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trong thời gian tới nhé!