Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đang là một vấn đề cực kì được quan tâm vào cuối năm 2018, đầu năm 2019. Vì thế hôm nay (Công ty Cổ Phần Đầu tư Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lượng Sạch Việt Nam) xin được đưa ra nhận định và giải đáp một số thắc mắc thường gặp của quý anh, chị khi tìm hiểu về “lắp đặt hệ thống điện mặt trời“ .
Bài viết của VR Energy được chia làm 4 phần chính:
- Cơ chế hoạt động của điện năng lượng mặt trời.
- Có nên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không? Lợi hay hại? Có được bán lại cho điện lực hay không?
- Giá thành vật tư / chi phí ? Có được ngân hàng hỗ trợ vay vốn đầu tư không?
- Một số câu hỏi thường gặp khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Cơ chế hoạt động của điện năng lượng mặt trời
Cấu tạo của điện mặt trời gồm 2 thành phần chính.
- Tấm pin mặt trời: Có nhiệm vụ thu nhận năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng.
- Inverter chuyển đổi nguồn điện: Giúp chuyển nguồn điện một chiều của pin mặt trời sang nguồn điện xoay chiều 220V dùng trong sinh hoạt.
Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời
- Bước 1: Thu ánh sáng mặt trời bằng tấm pin mặt trời và chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều.
- Bước 2: Chuyển hóa dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều cùng công suất và tần số và điện lưới.
- Bước 3: Sử dụng điện mặt trời cho các thiết bị điện sinh hoạt hoặc sản xuất, điện năng còn lại sẽ được hòa lên điện lưới, công ty điện lực sẽ đo điện năng bằng đồng hồ hai chiều
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Điện năng lượng mặt trời
Có nên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không? Lợi hay hại? Có được bán lại cho điện lực hay không?
Điểm lợi của việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
Có lẽ lợi ích đầu tiên ai cũng biết đến đó chính là tiết kiệm tiền điện hàng tháng.
Nhưng 1 câu hỏi đặt ra đó chính là: thường thì các gia đình sinh hoạt về ban đêm, mà điện mặt trời chủ yếu sản xuất vào ban ngày, thế điện sản xuất dư thì sao, còn ban đêm thì mình lại phải sử dụng điện lưới?
Để trả lời câu hỏi này thì VR Energy xin cung cấp cho anh chị thông tin đó chính là “Theo Thông tư số 05/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương giá bán điện cho điện lực là 2.156 đồng/kWh” Như vậy tức là anh, chị có thể sử dụng điện thoải mái về ban đêm vì ban ngày điện mặt trời sản xuất được đã được hòa lên điện lưới và cấn trừ phần này.
Solar 247 xin đưa ra ví dụ như sau cho anh chị dễ hiểu:
Sản xuất | Sử dụng | Số dư | Thành tiền | |
Ban ngày | 20 kWh | 10 kWh | 10 kWh | 10 x 2.156 = 21.560 đồng |
Ban đêm | 20 kWh | 20 x 1.678 = 33.560 đồng |
Vậy trung bình 1 tháng sử dụng hết 900 kWh = 600 kWh (từ EVN) + 300 (ĐMT).
Và số tiền hộ gia đình bán điện mặt trời là: 300 x 2.156 = 648.000 VNĐ.
Số tiền mua điện là: 1.643.000 VNĐ (Tính theo bậc thang).
Tổng số tiền phải thanh toán là: 995.000 VNĐ (Thay vì phải thanh toán 2.609.000 VNĐ)
Ngoài ra, anh/chị sẽ một số lợi ích sau:
- Hệ thống AN TOÀN và ỔN ĐỊNH. Hạn chế tình trạng điện chập chờn hay cúp điện thất thường nữa.
- Sử dụng lên đến 35 NĂM, không mất chi phí sửa chữa, chỉ cần vệ sinh.
- Lắp đặt điện mặt trời giúp ngôi nhà HIỆN ĐẠI và SANG TRỌNG hơn với hệ thống tấm pin mặt trời
- Khi anh chị lắp điện mặt trời cũng chính anh chị là những người tiên phong trong phong trào năng lượng xanh – sống an lành. Giảm hiệu ứng nhà kính và giúp lưới điện không bị quá tải.
Nhược điểm của việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
Điểm bất lợi của lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là chi phí đầu tư ban đầu quá lớn. Nhưng bù lại khoản lợi ích song hành thời gian sử dụng vẫn vượt trội hơn nhiều.
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời chúng ta có thể đề phòng nguy cơ tăng giá điện.
Giá thành vật tư / chi phí khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ? Có được ngân hàng hỗ trợ vay vốn đầu tư không?
VR Energy gởi đến Anh, chị báo giá khi lắp điện mặt trời áp mái:

Với mức hệ thống hòa lưới 3.105 kWp sẽ sản xuất ra được: 3.105 x 4h (Số giờ nắng trung bình một ngày) = 12.42 kWh/ngày.
Như vậy theo bảng trên với mức tính toán 4h nắng thì anh chị sẽ hoàn vốn sau 5 năm, và dư được 30 năm để tiếp tục sử dụng hệ thống điện mặt trời.
Có được hỗ trợ vay vốn ngân hàng không?
Hiện tại Điện mặt trời VR Energy đã làm việc và liên kết với một số ngân hàng như: HDBank, ACB, Sacombank, Vpbank, Agribank, VCB…
Sẽ phối hợp vào đồng hành cùng khách hàng với các gói “tín dụng xanh” và vốn tự thân khoảng 20 – 30% giá trị hệ thống.
Một số câu hỏi thường gặp của Anh/chị khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
-
Thời gian ký hợp đồng bán điện với điện lực mất bao lâu?
Tại Solar 247 với mối quan hệ rất tốt với công ty điện lực thì nhân viên điện lực rất vui vẻ khi hỗ trợ khách hàng lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Solar 247 nên chỉ mất khoảng 3 đến 7 ngày làm việc là đã có thể hoàn thành xong hợp đồng với điện lực.
-
Khi lắp lắp điện năng lượng mặt trời, thì nhà có bị hút nắng làm nóng hầm không ạ? có ảnh hưởng về mặt sức khỏe con người hay không? Chẳng hạn như bệnh Ung thư, dị ứng…
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời chỉ làm nhà anh chị mát hơn và sang hơn thôi, hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe con người anh chị nhé!
-
Khi lắp điện năng lương mặt trời thì có đủ tích điện để sinh hoạt trong bao lâu, ngày mưa thì sao? nếu tích dư điện thi sao có nguy hiểm làm phát nổ hay cháy không?
Hệ thống điện mặt trời áp mái loại hòa lưới trực tiếp nên không cần Acquy tích điện, khi có điện lưới hệ thống mới hoạt động, mình đầu tư công suất càng lớn số điện dư bán cho điện lực càng nhiều sẽ bù lại số tiền điện mình sử dụng ban đêm
-
Sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời có phải bảo trì thường xuyên hay không?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hầu như không cần phải bảo trì. Với những tháng mua mưa chỉ cần xịt nước lên để rửa tấm pin mặt trời cho sạch sẽ để đạt hiệu suất tốt nhất là được ạ.
-
Tấm pin năng lượng mặt trời có nặng không?
Mỗi tấm pin năng lượng mặt trời nặng 20 ký, như vậy với bộ 3.105 kWp thì khoảng 9 tấm là khoảng 180 ký nhé anh chị.
Để được tư vấn các trường hợp cụ thể anh chị vui lòng để lại thông số và nhu cầu, VR Energy và cộng sự sẽ tư vấn anh chị tốt nhất có thể.
Block "thong-tin-lien-he-vrsolar" not found