Danh mục

Tại sao có sự chênh lệch về giá điện mặt trời?

gia dien mat troi min

Sau khi tìm hiểu tất tần tất về điện mặt trời

Điều quan tâm cuối cùng của mọi người vẫn là: Chi phí ra làm sao? Giá cả thế nào?

Thế nên bài viết này cũng chia sẻ thẳng thắn về góc độ giá cả, tổng quan chi phí một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Với 3 điều bạn cần TẬP TRUNG:

I. Hệ thống điện mặt trời

II. Công suất lắp đặt

III. Chất lượng và thương hiệu lựa chọn

Tất nhiên do có quá nhiều thứ liên quan. Thế nên VR Energy chỉ chọn lọc phần đơn giản, cơ bản nhất để chia sẻ cho mọi người hình dung một cách cụ thể.

Sau đó lấy một ví dụ minh họa cho mình người dễ mường tượng.

Khởi động với yếu tố đầu tiền trong giá sản phẩm nào!

Hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời có 3 loại phổ biến. Mỗi loại sẽ có cấp độ ứng dụng riêng biệt và mức giá thành khác nhau:

  • Hệ hòa lưới: tiết kiệm, BÁN ĐIỆN lại cho EVN.
  • Hệ độc lập: LƯU TRỮ điện năng lại sử dụng một cách độc lập với điện lưới quốc gia.
  • Hệ kết hợp: vừa mang tính hiệu quả của HÒA LƯỚI, vừa có khả năng LƯU TRỮ điện sử dụng khi cần thiết.

Tham khảo thêm: Điện mặt trời lưu trữ

Nếu lựa chọn thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầutài chính của mỗi người chúng ta sẽ lựa chọn lắp đặt hệ thống phù hợp.

Giá thành sắp xếp theo: Hệ kết hợp > Hệ độc lập > Hệ hòa lưới.

Vậy nên khi nghe tư vấn từ phía NHÀ CUNG CẤP chúng ta nên tìm hiểu phần này. Đa số nhà cung cấp sẽ tư vấn hệ thống hòa lưới cho khách hàng trước. Và phân tích thông tin NHU CẦU của khách hàng họ sẽ lựa chọn PHƯƠNG ÁN để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Ví dụ: Bạn muốn lắp để tiết kiệm điện vì sợ giá điện tăng cao hay là lắp để lưu trữ cho nhà ở khu vực không có điện lưới.

Phần tiếp theo chúng ta nên quan tâm đó là CÔNG SUẤT HỆ THỐNG.

Công suất hệ thống điện mặt trời

Khi xác định được hệ thống lắp đặt. Hệ thống đó là: hòa lưới.

Bước tiếp theo chúng ta cần phải xác định CÔNG SUẤT.

Công suất lắp đặt quyết định sản lượng điện tạo ra từ hệ thống. Đơn vị tính là thường là W, kW (quy mô nhỏ), GW (quy mô lớn).

Phần này quan trọng, quan trọng ở chỗ là nó định hướng sản lượng điện cần thiết và giá tiền.

ĐIỆN & TIỀN tạo ra từ hệ thống 1 kWp là bao nhiêu?

Nếu ở các khu vực phía Nam trung bình chúng ta sẽ được 4h nắng/ngày, với 1 kWp chúng ta sẽ có 4 kWh/ngày.

Và 1 kWh trung bình chi trả phải là 3.000đ. Vậy với 4 kWh/ngày chúng ta sẽ có 12.000đ.

Nếu 30 ngày sẽ là: 360.000đ.

Đó là sơ lược về công suất hệ thống điện mặt trời.

Điều VR Energy muốn bạn nắm đó là:

− Công suất của tấm Pin mặt trời (Solar Panels)

− Hiệu suất của biến tần năng lượng mặt trời (Inverter)

2 số liệu kỹ thuật của sản phảm phải TƯƠNG THÍCH với nhau hoặc đáp ứng độ CHÊNH LỆCH theo dự định của người lắp đặt (Cô

*Trường hợp giả sử:

Gia đình bạn cần dùng đến 360 SỐ ĐIỆN hằng tháng. Vậy chúng ta sẽ phân tích CÔNG SUẤT cùng từng thiết bị sản phẩm PHÙ HỢP.

Chúng tôi sẽ hướng đến hệ thống sử dụng 9 Pin Poly QCells 345W + Inverter Dasstech 3.5i hiệu suất 3.5 kWp.

Với tổng công suất của hệ thống đó: 3.105 kWp.

Độ chênh lệch giữa công suất Pin và Hiệu suất Inverter ở đây là: 3.5 – 3.105 = 0.395 kWp (Không chênh lệch nhiều).

Giá của hệ thống này ở VR Energy là khoảng 57.167.000đ dành cho hình thức lắp đặt ÁP MÁI.

Và đây là lần đầu lắp nên bạn ngại chi phí cao. Nhưng bạn nếu dự trù tương lai NÂNG CẤP bạn có thể lựa chọn một “bé” Inverter có hiệu suất cao hơn: 5 kWp chẳng hạn. Với lựa chọn như vầy bạn sẽ TIẾT KIỆM CHI PHÍ hơn!

Cuối cùng chung quy vẫn gom lại là CHẤT LƯỢNG?

Tốt hay xấu và bỏ tiền ít hay nhiều đều nằm ở NÓ!

Chất lượng sản phẩm

gia dien mat troi min

Khi đã hiểu rõ HIỆU QUẢ: giảm thiểu hóa đơn TIỀN ĐIỆN hằng tháng.

Cũng hiểu về PHƯƠNG ÁN: hệ thống HÒA LƯỚI.

… Cuối cùng là lựa chọn để ĐẢM BẢO = THƯƠNG HIỆU + CHẤT LƯỢNG + DỊCH VỤ!

Chúng ta phải hiểu rằng: “Tại sao mọi người chấp nhận trả phí cao hơn để mua một chiếc điện thoại ở Thế giới di động”.

Đó chính là: Thương hiệu được tin tưởng + Chất lượng sản phẩm tốt (chính hãng) + Hỗ trợ khách hàng tận tình.

Nói đến chất lượng trước!

Sản phẩm thị trường vô cùng đa dạng: Tây và Tàu cuối cùng là Ta…

Nhà cung cấp thì có: Lớn và vừa cuối cùng là nhỏ…

Chắc chắn là mỗi người một giá rồi.

*Trường hợp bạn không thích:

− Mua hàng đắt mà không nhận đúng giá trị

− Mua hàng không được chăm sóc & hỗ trợ

− Mua hàng lừa đảo

*Trường hợp bạn sẽ thích:

− Mua hàng giá rẻ

− Mua hàng chất lượng

− Mua hàng được chăm sóc tốt

Vậy bạn muốn mình đáp ứng ở mức độ nào? Điều đó phụ thuộc vào túi tiền của bạn = “tiền nào của nấy”.

Ví dụ: Tiếp tục với hệ thống điện mặt trời có công suất 3.105 kWp nếu bạn chọn sản phẩm là 9 Pin Poly QCells và Inverter Dasstech 3.5i 3.5 kWp thì bạn sẽ có giá 57.167.000đ (chi phí trọn gói cho ÁP MÁI).

*Chi phí trọn gói

− Chi phí sản phẩm, vật tư

− Chi phí nhân công

− Chi phí dịch vụ

− Hỗ trợ FREE – Đăng ký công tơ 2 chiều (bán điện cho EVN).

Gói lắp đặt 3.105 kWp kể trên hoàn toàn sử dụng sản phẩm của Hàn Quốc 100% chính hãng.

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phổ thông hơn hoặc cao cấp hơn để phù hợp với ngân sách của mình!

Và trên thị trường rất hỗn tạp, chất lượng quyết định vào THƯƠNG HIỆU LÂU NĂM trên thị trường.

Nhà cung cấp uy tín

Uy tín ở đây được xây dựng niềm tin của khách hàng bởi: Giá trị khách hàng nhận được.

… mà tại sao phải “chọn mặt gửi vàng”?

Vâng, chúng ta có thể lựa chọn nhiều đơn vị nếu chúng ta cảm nhận được giá trị họ mang lại cho bạn.

Phân tích thêm:

GIÁ TRỊ SẢN PHẨM của điện mặt trời đòi hỏi sự gắn bó LÂU DÀI với khách hàng.

Vì ở đây không giống như giá trị của chiếc điện thoại, bạn có thể nhận được bảo hành 1 năm hay 2 năm.

Mà là: 5 năm, 12 năm, 25 năm.

Đây là khái niệm bảo hành lâu nhất, thế nên cần một thương hiệu đủ mạnh để đồng hành với bạn.

Dĩ nhiên không cần đi đến quãng đường dài 25 năm. Nhưng chắc chắn phải đảm bảo bạn đi đến thời điểm bạn HOÀN LẠI VỐN.

*Những trường hợp bạn nên cảnh giác!

Tại sao lại có sự chênh lệch lớn… ở thị trường điện năng lượng mặt trời?

− Công ty phá sản: bán tháo, bán chạy sản phẩm… Sau khi lắp đặt rồi tìm người hỗ trợ không thấy đâu! Nếu bạn là người am hiểu kỹ thuật thì OK bạn có thể mua những sản phẩm từ phía công ty này rất tốt.

− Sản phẩm “secondhand”, tức là sản phẩm đã sử dụng rồi được thu mua lại và làm mới sau đó được bán lại cho khách hàng.

− Sản phẩm “lỗi 99%”, tức là sản phẩm vẫn có chất lượng nhưng chưa đủ tiêu chuẩn nên không được cung cấp từ chính hãng.

− Sản phẩm “gắn mác thương hiệu lớn” vì lợi nhuận họ sẵn sàng dán chồng mác của các đơn vị lớn để trục lợi vì tâm lý sính ngoại của khách hàng.

… Và rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch cao về giá. Nhưng quan trọng là độ minh mẫn của người tiêu dùng trong việc phán xét ra lợi ích mình nhận được.

Suy cho cùng, quyết định là nằm ở bạn…

Chúc các bạn đưa ra sự lựa chọn sáng suốt!

( Xem link tại: https://vrsolar.vn/gia-dien-mat-troi/ )

Block "thong-tin-lien-he-vrsolar" not found

Bài viết khác