Danh mục

Tại sao Việt Nam cần phải quy hoạch điện mặt trời Quốc gia?

Tai-Ninh-Thuan-neu-muon-quy-hoach-dien-nang-luong-mat-troi-can-phai-dau-tu-he-thong-tich-tru-nang-luong.jpg

Thực tế, Nhà nước Việt Nam đã có các chính sách cụ thể về quy hoạch điện mặt trời. Thế nhưng, điện mấy năm trở lại đây, xu hướng điện mặt trời phát triển nhanh như vũ bão. Theo số liệu thống kê, con số đã cao vượt gấp hàng chục lần so với quy hoạch điện VII. Vậy, tại sao Việt Nam cần phải quy hoạch điện mặt trời Quốc gia? Cùng với VrSolar tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.

Tại sao Việt Nam cần phải quy hoạch điện mặt trời Quốc gia?

Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng sạch tự nhiên và vô tận. Việc phát triển điện năng mặt trời góp phần vào thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. Vậy nên, Nhà nước Việt Nam cần phải có quy hoạch điện mặt trời Quốc gia để quản lý và kiểm soát quá trình phát triển của ngành công nghiệp này.

Tai-Viet-Nam-co-nhieu-yeu-to-thuan-loi-de-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-nang-luong-mat-troi.jpg
Tại Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời

Điện mặt trời tại Việt Nam phát quá nhanh

Tại Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời. Cụ thể:

  • Về tự nhiên: Ánh nắng mặt trời được xem là nguồn năng lượng tự nhiên và vô tận. Chúng có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về năng lượng của loài người. Theo số liệu tính toán từ tổ chức NASA, mặt trời có khả năng cung cấp ánh sáng cho trái đất khoảng 6.5 tỷ năm nữa.
  • Nguồn năng lượng xanh: Tại các cuộc hội thảo phát triển gần đây, các thành viên tham gia đều đấu tranh để giữ gìn và bảo vệ môi trường trái đất. Và việc sử dụng năng lượng mặt trời chính là nguồn năng lượng xanh hứa hẹn sẽ góp phần vào bảo vệ môi trường sống một cách tốt nhất. Bởi lẽ, năng lượng điện mặt trời không thải ra các khí độc hại cũng không tạo ra tiếng ồn. 

Khó khăn trong quy hoạch điện mặt trời Quốc gia

Dù thực tế nguồn năng lượng điện mặt trời sở hữu nhiều lợi ích nổi bật cho con người và xã hội. Thế nhưng, việc quy hoạch nhà máy điện mặt trời Quốc gia ở nước ta hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Trước tiên là khó khăn về đấu nối các dự điện mặt trời đến hệ thống quốc gia. 

Các quy trình kỹ thuật chuyển đổi dòng điện đòi hỏi cao. Trong khi đó, nước ta chỉ có một hệ thoogns mạng lưới điện quốc gia và có quá nhiều đầu nối. Chúng dễ dẫn đến tình trạng chập choạng, cháy nổ khi có một thay đổi nhỏ ở trong hệ thống.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch năng lượng điện mặt trời mới được quy hoạch theo quy mô công suất vùng, khu vực mà chưa xác định địa điểm dự án. Điều này gây khó khăn trong quá trình quy hoạch, phát triển lưới điện đồng bộ. 

Dự án điện mặt trời bùng nổ

Hiện nay, các chủ đầu tư đang chạy đua khốc liệt về các dự án điện năng lượng mặt trời. Nhờ đó, góp phần giúp ngành công nghiệp điện mặt trời sôi động hơn bao giờ hết. 

Tính từ tháng 4/2017 đến nay, ngành công nghiệp điện mặt trời chính thức bước sang trang mới khi Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ  11/2017/QĐ-TTG. Theo đó, quyết định đã đưa ra nhiều ưu ái về đất đai và thuế để khuyến khích ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời phát triển. 

Đây cũng là lý do dẫn đến dự án điện năng lượng mặt trời bùng nổ. Hàng loạt các nhà máy mọc lên như nấm, chủ đầu tư khắp mọi miền ồ ạt xây dựng. Tất cả những điều này đòi hỏi Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra cơ chế cụ thể về quy hoạch phát triển điện mặt trời Quốc gia.

Cac-chu-dau-tu-dang-chay-dua-khoc-liet-ve-cac-du-an-dien-nang-luong-mat-troi.jpg
Các chủ đầu tư đang chạy đua khốc liệt về các dự án điện năng lượng mặt trời

Ví dụ điển hình về quy hoạch điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh thành có thuận lợi lớn về yếu tố thời tiết, nơi đây nắng hạn quanh năm. Vậy nên, tỉnh Ninh Thuận được lựa chọn là thí điểm tiên phong trong phát triển nguồn năng lượng sạch của cả nước. Tính đến nay, Ninh Thuận đã sở hữu 30 dự án điện mặt trời. Tổng cộng công suất hoạt động của 30 dự án lên đến 1.817 MW, tổng số vốn đầu tư đạt 50.000 tỷ đồng. Tính đến nay, tỉnh Ninh Thuận vẫn đang nghiên cứu và khảo sát lập hồ sơ phát triển thêm 26 dự án điện lực của tỉnh. Công suất hoạt động ước tính lên đến 3.600 MW.

Về mô hình phát triển điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận

Việc xây dựng mô hình phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:

  • Xác định chuẩn xác tầm nhìn chiến lược lâu dài để xây dựng năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận.
  • Xác định khu vực tiềm năng kỹ thuật có thể xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời.
  • Đánh giá tiềm năng và lợi ích kinh tế cụ thể.
  • Xây dựng phương án truyền tải công suất cụ thể để đáp ứng quá trình phát triển nhà máy điện mặt trời ở Ninh Thuận.
  • Lựa chọn phương án truyền tải phù hợp căn cứ vào tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội.

Về khó khăn quy hoạch điện mặt trời tại Ninh Thuận

Tại Ninh Thuận, nếu muốn quy hoạch điện năng lượng mặt trời cần phải đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng. Bởi điện năng lượng mặt trời chỉ sản xuất hiệu quả khi có nắng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng truyền tải lưới điện còn chưa đáp ứng đầy đủ. Vậy nên, việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận quá nhanh, dẫn đến việc đấu nối truyền tải điện với điện lưới Quốc gia còn nhiều bất lợi. 

Điển hình như đường dây 110KV tại Phan Rí, Ninh Phước, đường dây có công suất hoạt động là 100 MW. Thế nhưng, nơi đây có đến 10 dự án điện mặt trời để đấu nối dẫn đến đường dây này phải chịu tải cao lên đến 400 MW.

Tai-Ninh-Thuan-neu-muon-quy-hoach-dien-nang-luong-mat-troi-can-phai-dau-tu-he-thong-tich-tru-nang-luong.jpg
Tại Ninh Thuận, nếu muốn quy hoạch điện năng lượng mặt trời cần phải đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng

Kết luận:

Như vậy, điều kiện để quy hoạch điện mặt trời tại Việt Nam khá phức tạp và quá trình quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Hãy liên hệ ngay cho VrSolar theo địa chỉ dưới đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn và giải đáp cụ thể cho các bạn tham khảo.