Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2030 thể giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng. Theo đó, thế giới cần phải đầu tư khoảng 10.5 nghìn tỷ EURO cho lĩnh vực này. Vậy nên, việc dùng năng lượng thân thiện với môi trường và hiệu quả để đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững là cực kỳ quan trọng. Cùng với VR Energy tìm hiểu thách thức và cơ hội đối với năng lượng bền vững ở thời điểm hiện tại và tương lai như thế nào ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Nhu cầu sử dụng năng lượng bền vững hiện nay
Với tốc độ tiêu thụ năng lượng lớn như hiện tại thì nguồn năng lượng truyền thống trên thế giới dược dự báo sẽ mau chóng rơi vào tình trạng bị cạn kiệt. Cụ thể, theo số liệu dự báo, đến năm 2035, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng lên 53%. Doanh nghiệp trên thế giới sẽ tìm mọi cách để nghiên cứu và tìm kiếm nguồn năng lượng sạch.
Theo báo cáo từ tổ chức APEC, nếu thế giới không giảm cường độ sử dụng thì nhu cầu năng lượng trong từng khu vực sẽ tăng tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế với 225% đến năm 2035. Bên cạnh đó, việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra 21.3 tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm. Đây là khí nhà kính giúp tăng lực phóng xạ, đồng thời góp phần làm nóng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Việt Nam cũng là quốc gia đứng trước thách thức thiếu hụt năng lượng bền vững trong 1 thập kỷ tới. Cụ thể, giai đoạn 2010-2020 được dự báo sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu dùng năng lượng nội địa. Việt Nam sẽ phải đầu tư số tiền khủng để nhập khẩu năng lượng và bị phụ thuộc vào năng lượng đó.

Nguồn năng lượng bền vững dồi dào
Nông thôn là khu vực tiềm năng chứa nhiều mỏ năng lượng bền vững tuyệt vời như: Thủy điện, năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, gió….Giá trị của các nguồn năng lượng này được nâng cao nhờ thiết bị có quy mô hoạt động phù hợp với nhu cầu cộng đồng. Đồng thời được khai thác trong điều kiện kỹ thuật, kinh tế tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.
Hiện nay, tiềm năng năng lượng biogas lên đến 10 tỷ m3/năm thông qua hoạt động nông nghiệp. Kỹ thuật nhà máy điện quy mô nhỏ rơi vào khoảng 30MW, trong khi đó, tiềm năng thủy điện là 4.000 MW. Năng lượng mặt trời có bức xạ trung bình là 5kWh/m2/ngày trong cả nước.
Trong khi đó, định hướng địa lý Việt Nam rơi vào khoảng 3400km đường bờ biển cũng góp phần cung cấp năng lượng gió dồi dào. Theo số liệu tính toán, năng lượng gió mỗi năm nước ta thu được là 500-1000 kWh/m2. Giá trị của nguồn năng lượng bền vững này có thể tăng cường thông qua đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp nhu cầu cộng đồng.
Thách thức trong phát triển năng lượng bền vững
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực năng lượng bền vững sẽ phải đối mặt với một số thách thức sau:
- Doanh nghiệp cần phải tăng cường các hoạt động công nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường năng lượng tái chế và tiết kiệm năng lượng.
- Các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa có chính sách và cơ chế phù hợp để khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai mô hình: Tái chế rác thải sinh hoạt, dự án năng lượng tái tạo, rác thái nông nghiệp thành năng lượng,…
- Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu sự liên kết đồng bộ.

Cơ hội trong đầu tư năng lượng bền vững
Để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phát triển ngành công nghiệp năng lượng bền vững tốt trong tương lai. Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam đã được thành lập để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân xây dựng mô hình kinh doanh sáng tạo. Mang đến lợi nhuận kinh tế cho chính doanh nghiệp và đồng thời tác động tích cực đến xã hội.
Cụ thể, quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam đã khuyến khích doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh đưa ra tính khả thi và đổi mới về thương mại để:
- Giới thiệu giải pháp năng lượng bền vững, phát thải thấp để mang lại lợi ích cho người có thu nhập thấp.
- Giảm thiếu triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện điều kiện kinh tế cho cộng đồng dựa vào chuyển đổi phế thải sang năng lượng bền vững.
Riêng về mặt tài chính, tổ chức này sẽ hỗ trợ tư vấn kinh doanh, tài trợ doanh nghiệp không hoàn lại lên đến 49%/tổng đầu tư dự án. Quy mô tài trợ của tổ chức VBCF sẽ dao động từ 100.000 đến 800.000 USD/dự án được lựa chọn.

Kết luận:
Vừa rồi VR Energy đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về cơ hội và thách thức của đầu tư phát triển năng lượng bền vững ở thời điểm hiện tại lẫn tương lai. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn và giải đáp cụ thể về chủ đề trên bạn nhé!