Đầu tư điện mặt trời: Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư hiệu quả năm 2023

dau tu dien mat troi hieu qua min

90% người đang quan tâm đến ĐIỆN MẶT TRỜI đang bâng khuâng về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định lắp đặt.

Dựa trên số liệu trên chúng tôi biết bạn đang cần gì?

Trước tiên cho phép chúng tôi hỏi bạn: Bạn lắp đặt điện mặt trời với mục đích gì? TIẾT KIỆM hay BÁN ĐIỆN?

Từ khi nhận thức rõ về tiềm năng của điện mặt trời. Đây được xem là “mỏ vàng năng lượng” đáng được khai thác.

Và điều bất cập nhất đó là khi người sử dụng hiểu sai NHU CẦU của mình. Việc này dẫn đến sai lầm nghiêm trọng về kinh tế là: lắp đặt không đạt hiệu quả.

… Vậy cuối cùng hiệu quả ở đây là như thế nào?

Bạn muốn tiết kiệm điện tiêu thụ để giảm chi tiêu hóa đơn hằng tháng.

Hay bạn muốn trở thành một nhà đầu tư (NĐT) để đầu tư quy mô lớn và bán điện lại cho Điện lực.

Hoặc là bạn sẽ lựa chọn cả 2.

Đầu tư điện mặt trời là gì?

dau tu dien mat troi hieu qua min

Đầu tư điện mặt trời là hình thức đầu tư giải pháp hệ thống điện mặt trời tương tác lưới để sản sinh ra điện năng sử dụng. Và điện năng “không sử dụng” sẽ hòa vào lưới điện quốc gia và bán lại cho EVN.

Bản chất của việc lắp đặt điện mặt trời chính là đầu tư giải pháp tiết kiệm điện.

Dựa trên Cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời tháng 04/2017 của Thủ tướng Chính Phủ. Từ đó phát sinh thêm mảng đầu tư sinh lợi nhuận.

Trong điện mặt trời, các mục tiêu có thể là:

− Tiết kiệm điện năng tiêu thụ

− Đầu tư để sinh lợi nhuận lâu dài

− Vừa tiết kiệm, vừa có thêm thu nhập từ bán điện

Với rất nhiều phương án lắp đặt, khu vực đầu tư và tình hình biến động về giá thu mua điện của EVN như hiện nay. Người dân và NĐT quan tâm đến điện mặt trời, không thể bối rối nên bắt đầu từ đâu để đem lại kết quả tốt nhất.

Vì vậy, áp dụng bất cứ hình thức nào chúng ta cũng nên đề ra kế hoạch đầu tư điện mặt trời để hoạch định rõ chi phí và lợi nhuận thu về ra sao.

Chiến lược – Kế hoạch – Quy trình lắp đặt điện mặt trời

a) Chiến lược lắp đặt

Chiến lược là bước đi từ A đến B

A là điểm bắt đầu (tình trạng hiện tại)

B là điểm kết thức (mục tiêu đạt được)

Ví dụ: Kế hoạch thiết kế hệ thống công suất phù hợp cho nhu cầu sử dụng điện Nhà trọ 10 căn.

Giai đoạn 1: Xác định biểu đồ nhu cầu sử dụng điện trong 3 tháng gần nhất.

Mục tiêu: tiết kiệm từ 2.500.000đ đến 3.500.000đ mỗi tháng.

– Xác định công suất lắp đặt phù hợp

– Lựa chọn sản phẩm và dự toán chi phí đầu tư (tự thân hay vay vốn)

– Triển khai lắp đặt và đăng ký hòa lưới

Giai đoạn 2: Theo dõi và kiểm soát hiệu quả.

Chiến lược lắp điện mặt trời hiệu quả nhất không cần nói rõ cách đi từ A đến B như thế nào, thay vào đó tập trung vào:

  • những việc cần làm
  • rủi ro có thể gặp phải
  • kết quả đạt được

Cốt lõi của chiến lược thành công là tập hợp đầy đủ điều kiện thuận lợi đang có và loại bỏ đi trở ngại ảnh hưởng để đạt được mục tiêu.

b) Kế hoạch lắp đặt

Chiến lược là tổng quan của dự án điện mặt trời thì kế hoạch là sẽ đi phân bố từng chi tiết tối ưu để đạt được kết quả tốt nhất đi từ A đến B

Kế hoạch đầu tư ở đây mình sẽ phân bổ đồng tiền cho dự án như thế nào….

Đơn giản là: Với dãy Nhà trọ 10 căn tiêu tốn mỗi tháng hết ngần ấy tiền.

Như vậy kế hoạch sẽ là:

  • Triển khai công suất tối ưu bao nhiêu là hợp lý tiết kiệm 50% hay 100%.
  • Dự kiến mức chi phí đầu tư: Vật tư/thiết bị, thi công dự án, bảo trì bảo dưỡng…
  • Kiểm tra hiệu quả hệ thống và dự kiến nâng cấp mở rộng.

Hiểu được sự khác nhau này giúp bạn phân biệt giữa giải pháp – thực tế và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?

c) Quy trình lắp đặt

Quy trình là cách làm một công việc nào đó, ví dụ làm công việc A => công việc B => công việc C.

Quy trình nhấn mạnh cách thức hơn là mục tiêu. Từ đó, có thể thấy quy trình không phải là chiến lược mà là một phần không thể thiếu trong chiến lược.

Các bước lập kế hoạch đầu tư điện mặt trời hiệu quả bao gồm:

  1. Phạm vị dự án
  2. Tính nhu cầu năng lượng sử dụng
  3. Tính toán năng lượng mặt trời khả dụng
  4. Nghiên cứu địa điểm lắp đặt hệ thống
  5. Xác định quy mô, công suất cho hệ thống điện mặt trời
  6. Chọn các bộ phận phù hợp và tính tổng giá thành
  7. Xây dựng thiết kế chi tiết
  8. Tiến hành triển khai dự án
  9. Bảo dưỡng định kỳ và dự trù nâng cấp mở rộng

Theo các bước quy chuẩn là như thế. Tùy thuộc vào quy mô chúng ta sẽ rút gọn các bước cho phù hợp.

Các bước lập kế hoạch đầu tư điện mặt trời hiệu quả

B1: Phạm vi dự án

Bạn muốn tạo ra bao nhiêu điện năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu của bạn?

Trả lời đúng câu này, bạn sẽ định ra định mức phù hợp sử dụng điện năng lượng.

  • Cung cấp điện năng cho gia đình
  • Cung cấp điện năng cho quy mô 10 căn nhà trọ

B2: Tính nhu cầu năng lượng sử dụng

Sau bước xác định phạm vi dự án, bạn cần xác định một cách chính xác những điều cần đạt được và các ước tính về tiêu thụ năng lượng.

Giả sử bạn cần ước tính số điện tiên thụ của 10 căn nhà trọ:

  • Hệ thống đèn chiếu sáng
  • Bếp điện từ
  • Quạt
  • Nguồn sử dụng điện khác

Đa phần khung giờ cao điểm người dân trọ thường sử dụng điện vào ban đêm từ 17h – 22h. Còn về ban ngày tùy thuộc vào mức độ đối tượng trọ (gia đình, công nhân,…).

B3: Tính toán năng lượng mặt trời khả dụng

Điện mặt trời chỉ hoạt động ở ban ngày tối ưu theo hình thức hòa lưới.

Thế nên chúng ta cần tính toán mức sử dụng điện khả dụng. Càng chi tiết, càng tốt.

Nếu hộ gia đình thì ta lắp khoảng 40% công suất tiêu thụ hằng tháng là tiết kiệm tối ưu.

Nếu công nhân thì chỉ nên dừng ở mức 25 – 35% là phù hợp nhất.

Từ đó chúng ta xác định được lượng điện năng lượng cần cung cấp phù hợp là bao nhiêu?

B4: Nghiên cứu địa điểm lắp đặt hệ thống

Tiếp theo là tiến hành nghiên cứu nơi cần lắp đặt và lưu ý những vấn đề sau:

  • Hướng nắng rọi
  • Vật cản che bóng: cây xanh, tòa nhà cao tầng…
  • Vị trí lắp đặt
  • Diện tích nơi lắp đặt

Từ đó chúng ta xem xét mức độ khả thi của dự án có phù hợp hay không?

Nếu các yếu tố tác động không đáng kể thì ta tiếp tục đến bước tiếp theo. Còn nếu có yếu tố tác động thì chúng ta sẽ nghiên cứu phương án khắc phục và các rủi ro phải chấp nhận (nếu có).

B5: Xác định quy mô, công suất cho hệ thống điện mặt trời

Sau khi xem xét điều kiện hợp lý từ B2 đến B4. Chúng ta tiến hành xác định quy mô và công suất lắp đặt

Ví dụ, trường hợp rơi nên lắp đặt khoảng 40% đối với quy mô nhà trọ.

Ta có: 2.500.000đ x 0.4 = 1.000.000đ

Vậy mức công suất phù hợp cho lượng điện sử dụng như trên là trên 3.0 kWp (chỉ tính nhu cầu tiết kiệm).

Các trường hợp muốn đầu tư để bán điện tạo thu nhập thu động thì có thể cân nhắc đầu tư cao hơn.

B6: Chọn các bộ phận phù hợp và tính tổng giá thành

Cân nhắc được quy mô rồi chúng ta xây dựng bài toán chi phí cho dự án.

Các yếu tố tác động đến tiền túi của bạn:

  • Vật tư/thiết bị: Pin năng lượng, Inverter biến tần, Khung giá đỡ…
  • Chi phí lắp đặt + thi công
  • Chi phí phát sinh

Chú ý liên quan đến chi phí bạn sẽ lựa chọn tự lắp đặt hay sử dụng dịch vụ điện mặt trời trọn gói.

Nếu tự lắp đặt thì bạn phải tự lên phương án tất cả. Nhưng nếu sử dụng dịch vụ công ty thì bạn chỉ nên đọc để hiểu và xem tổng quan như thế nào.

Tham khảo thêm bài viết: Tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

B7: Xây dựng thiết kế chi tiết

Bước này chúng ta sẽ lên bản vẽ chi tiết như sau:

Từ bảng vẽ chúng ta có thể hình dung được khi triển khai dự án sẽ thay đổi như thế nào.

B8: Tiến hành triển khai dự án

Cuối cùng đến bước quan trọng nhất chính là thực hiện thi công như kế hoạch đã hoạch định.

*Lưu ý:

Tuân thủ quy định an toàn và quy chuẩn lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Tiếp đến các biện pháp an toàn cho hệ thống (ngắt điện, chống chạm mạch, chống sét…)

B9: Bảo dưỡng định kỳ và dự trù nâng cấp mở rộng

Khi xong các bước như trên thì bạn có thể tiến hành hòa lưới điện quốc gia.

Bạn có thể thêm khảo thêm tại đây: đăng ký công tơ 2 chiều

Tiếp theo bạn chỉ cần giám sát hiệu quả hệ thống. Nếu có vấn đề gì trục trặc ảnh hưởng đến hiệu suất bạn có thể liên hệ nhà cung cấp điện mặt trời để đảm bảo sự vận hành của hệ thống.

Bài viết này chỉ khái quát quy trình lắp đặt chuẩn theo phương án: TIẾT KIỆM TỐI ƯU!

Bạn có thể các bài viết liên quan tại Blog điện mặt trời nhé!